Thứ bảy, ngày 20/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Công tác hội
Thành lập Hội đồng xử lý vi phạm Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam (08/04/2017-20:00)
    Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội Nhà báo Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt; Căn cứ đề nghị của Ban Tổ chức học tập Luật Báo chí 2016; xây dựng Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam và Chánh Văn phòng Hội, ngày 30/3/2017, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã ký ban hành Quyết định số 533/QĐ-HNBVN thành lập Hội đồng xử lý vi phạm Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức), nhằm bảo đảm cho việc thực hiện 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam nghiêm chỉnh và hiệu quả; phù hợp với Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam khóa X.

Quyết định thành lập Hội đồng xử lý vi phạm Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. 

Hội đồng gồm 23 thành viên, Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Thuận Hữu- Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là đồng chí Hồ Quang Lợi- Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam. Do đó, theo Quy chế hoạt động của Hội đồng xử lý vi phạm Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn: Bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của hội viên; Tuyên truyền, giáo dục, theo dõi, phát hiện và xử lý vi phạm Luật Báo chí 2016, Điều lệ Hội, 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.

Hội đồng gồm 2 cấp: cấp Trung ương và cấp tỉnh, Thành phố, Liên chi hội, Chi hội trực thuộc (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh).

Đối với Hội đồng Trung ương, Hội đồng gồm các ông, bà là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam đang đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo tại các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí, cơ quan báo chí, các Ủy viên Ban Thường vụ, các cơ quan chuyên môn của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối với Hội đồng cấp tỉnh gồm đại diện các ông, bà là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam đang là lãnh đạo tại các cơ quan: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh; các cơ quan báo chí: Báo Đảng tỉnh, Đài PT-TH tỉnh; Trưởng phòng Báo chí xuất bản Sở Thông tin & Truyền thông… Còn với Liên chi hội, Chi hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam: Hội đồng gồm các ông, bà là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, là lãnh đạo Liên Chi hội, Chi hội; lãnh đạo cơ quan báo chí, các tổ chức đoàn thể như: thanh niên, công đoàn, thanh tra nhân dân. Thường trực của Hội đồng: Ban Kiểm tra, phụ trách kiểm tra.

Về trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng: Đối với Hội đồng Trung ương: Tiếp thu đề nghị của Hội đồng cấp tỉnh, Liên chi hội, Chi hội; trao đổi ý kiến trong Thường trực Hội đồng, Hội đồng và quyết định xử lý kỷ luật ở mức khai trừ và thu hồi thẻ hội viên; Xử lý kỷ luật khai trừ và thu thẻ hội viên trực tiếp nếu vi phạm đó là nghiêm trọng, tổn hại uy tín báo chí Việt Nam; Quyết định khai trừ và thu thẻ hội viên khi người vi phạm đã bị Bộ Thông tin & Truyền thông thu hồi thẻ nhà báo.

Đối với Hội đồng cấp tỉnh, Liên chi hội, Chi hội: Phát hiện sai phạm, tiếp thu phản ánh, tố cáo, yêu cầu đương sự làm kiểm điểm, tổ chức họp Hội đồng xem xét và kết luận; Ra văn bản đề nghị Thường trực Hội đồng Trung ương quyết định xử lý kỷ luật ở mức khai trừ và thu hồi thẻ hội viên; Ký các quyết định: Phê bình, khiển trách, cảnh cáo; Theo dõi việc sửa chữa vi phạm, kết luận tiến bộ và đề nghị xóa hình thức kỷ luật.

Về hình thức kỷ luật: Nếu ai vi phạm 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam phải chịu một số hình thức kỷ luật sau: Phê bình; Khiển trách; Cảnh cáo; Khai trừ, thu hồi thẻ hội viên.

Cụ thể, đối với hội viên bị phê bình: Thông báo nội bộ cơ sở hội viên sinh hoạt; Đối với hội viên bị khiển trách: Sau 6 tháng, Hội đồng phải tổ chức nhận xét sự tiến bộ của đương sự; Đối với hội viên bị cảnh cáo: Sau 1 năm, Hội đồng phải tổ chức nhận xét sự tiến bộ của đương sự; Đối với hội viên bị xử lý khai trừ, thu thẻ hội viên, Hội đồng làm văn bản đề nghị Bộ Thông tin & Truyền thông thu hồi thẻ nhà báo; Trường hợp Bộ Thông tin & Truyền thông đã thu thẻ nhà báo, Hội đồng quyết định khai trừ và thu hồi thẻ hội viên; Còn trong trường hợp cùng một vụ việc, có người vi phạm chưa phải là hội viên, xử lý như sau: Hội đồng ra văn bản đề nghị Sở Thông tin Truyền thông, Bộ Thông tin & Truyền thông xử lý theo quy định của luật pháp…

Theo Báo Công luận

 

Các tin khác:
  • Những thông điệp thiêng liêng từ di sản báo chí Việt Nam (31/03/2017-7:27)
  • Kinh tế báo chí và đạo đức nghề nghiệp (02/03/2017-10:13)
  • Hội Nhà báo Việt Nam yêu cầu làm rõ việc nhà báo bị đánh tại Thanh Hóa (02/03/2017-10:05)
  • Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam đã đáp ứng mong đợi của người làm báo và dư luận xã hội (16/01/2017-10:32)
  • Làm gì để Luật Báo chí, Quy định đạo đức Người làm báo đi vào cuộc sống? (11/01/2017-16:23)
  • Tạo sức sống mới, nâng cao vai trò, uy tín Hội Nhà báo Việt Nam (03/01/2017-6:42)
  • 10 hoạt động nổi bật của Hội Nhà báo Thanh Hóa trong năm 2016 (03/01/2017-6:31)
  • Để Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo “đi vào cuộc sống” (30/12/2016-13:48)
  • Tôn vinh Hội Nhà báo Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình (27/12/2016-11:55)
  • Lương tâm và trách nhiệm người làm báo (22/12/2016-6:43)