Thứ năm, ngày 25/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Tin tức - Sự kiện
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn:
Nhiều game-show truyền hình có lời thoại phản cảm (19/04/2017-10:57)
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết, có rất nhiều game show truyền hình thực tế như: Người giấu mặt, cuộc đua kỳ thú, Hội ngộ danh hài, có cảnh dàn dựng, chi tiết lời thoại phản cảm.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn

Tại phiên chất vấn chiều 18/4, ĐBQH Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) đặt câu hỏi: Qua phản ánh của cử tri có một số chương trình, trong đó có nhiều chương trình truyền hinh thực tế, games show có nội dung chưa mang tính giáo dục cao, dàn dựng thiếu trung thực, gây dư luận không tốt.

Đặc biệt vấn đề quảng cáo thiếu tế nhị, không lành mạnh, phản văn hóa gây bức xúc trong dư luận. Thậm chí có người còn nói, thà xem chương trình thế giới động vật còn hơn xem games show. Cử tri mong bộ xử lý, thanh tra, kiểm tra khắc phục tình trạng này?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết,  thực hiện công tác quản lý nhà nước trong thời gian qua, Bộ đã tăng cường giám sát, hậu kiểm và qua đó phát hiện nhiều chương trình có sai phạm trong nội dung thông tin.

Nổi bật theo Bộ trưởng Tuấn là những sai phạm về thông tin thiếu kiểm chứng, thông tin không chính xác, sai sự thật, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân. Thậm chí có thông tin gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Ví dụ phóng sự “Dùng chổi quét rau” trong chương trình Cafe Sáng của VTV3 ngày 3/5/2016; Chương trình “Chuyện hẹn hò” của HTV7, ngày 3/6/2017, có sự tham gia của một nhân vật Nam tự xưng là công an, công tác tại tỉnh Bến Tre, nhưng CA tỉnh Bến Tre xác nhận người này không phải cán bộ của đơn vị.

Rồi chuyện đồng loạt các báo đăng thông tin nước mắm nhiễm asen, hay rất nhiều chương trình game show truyền hình thực tế như Người giấu mặt, Cuộc đua kỳ thú, Hội ngộ danh hài... có cảnh dàn dựng, chi tiết lời thoại phản cảm.

Trước các sai phạm Bộ trực tiếp xử lý, nhẹ nhất là nhắc nhở tại Hội nghị giao ban báo chí, nhắc nhở bằng văn bản, xử phạt vi phạm hành chính, thu thẻ nhà báo... Đối với các cơ quan báo chí sai phạm phải đính chính, xin lỗi vì nội dung thông tin mình đăng tải.

Để hạn chế tình trạng đó, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, thời gian tới, Bộ tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm với các mức xử phạt, nghiêm trọng hơn có thể ban hành quyết định tạm đình bản cơ quan báo chí, thu hồi quyết định hoạt động của các kênh của cơ quan báo chí.

Thứ hai là tăng cường công tác đào tạo đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên mở lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao nhận thức trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên.

Thứ ba là tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, các tổ chức nghề nghiệp, phối hợp chặt chẽ xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với lĩnh vực phát thanh truyền hình.

Theo Báo Tiền phong điện tử

 

 

Các tin khác:
  • Xây dựng hạt nhân du lịch (14/04/2017-8:05)
  • Nhà báo, người dân không được dùng thiết bị nguỵ trang ghi âm, ghi hình? (13/04/2017-12:23)
  • Đài PT&TH các tỉnh Bắc Trung Bộ ký giao ước thi đua (13/04/2017-12:07)
  • Họp báo thông hình kinh tế - xã hội Quý 1/2017 và Lễ hội 110 năm du lịch Sầm Sơn (12/04/2017-7:08)
  • Bộ trưởng TT&TT: Tăng cường quản lý báo chí, xử lý sai phạm. (08/04/2017-19:54)
  • Papi 2016: Người dân chưa hài lòng ở nhiều chỉ số (07/04/2017-9:19)
  • Phát động cuộc thi viết vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân (05/04/2017-9:56)
  • Để từng bước hiện đại hóa nền hành chính (03/04/2017-7:31)
  • Ra mắt Tạp chí Việt Nam Hội nhập (03/04/2017-7:15)
  • Người phát ngôn chia tay báo giới, trở về giảng đường (31/03/2017-2:34)