Thứ năm, ngày 28/03/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Tay nghề và câu chuyện niềm tin (16/05/2017-11:56)
    (NLBTH) - Đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn đang là vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương. Một câu chuyện được thông tin trên báo chí mà cứ như chuyện bịa, đó là một xã miền núi chỉ có hơn 10 chiếc xe máy, nhưng xã lại có tới 10 người được đào tạo nghề sửa chữa xe theo Đề án 1956 của Chính phủ.
Đào tạo nghề cần gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
địa phương nhằm tạo việc làm cho người lao động sau
khi được đào tạo (ảnh chỉ có tính minh họa)

Dường như đang có tình trạng “đồng sàng, dị mộng” trong lĩnh vực đào tạo nghề, và đằng sau nó là một khoảng trống chưa thể san lấp…

Cứ nhìn “dòng chảy” lao động ly hương vì thiếu việc làm, trong đó có cả những người đã được thụ hưởng về tay nghề từ nguồn kinh phí Nhà nước, mà không khỏi xót xa.

Dịp nghỉ lễ vừa rồi tôi về quê họp lớp, chứng kiến những bạn học có trong tay nghề trồng nấm, nghề thêu ren, đan lát, nhưng vẫn phải bỏ lại chồng con nơi quê nhà để vào Nam tìm kiếm việc làm. Nhiều người chỉ muốn được làm nghề mà họ đã học tại quê nhà dù thu nhập có ít ỏi, tuy nhiên điều đó vẫn đang là giấc mơ xa xỉ với họ, bởi không có nhiều doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm mà họ làm ra.

Một sự lãng phí có hệ thống, và không chỉ riêng bạn học của tôi là nạn nhân. Đồng nghĩa với điều đó một lượng tiền lớn của Nhà nước và quỹ thời gian của nông dân bị tiêu tốn.  

Bây giờ gần như ở huyện nào cũng có trung tâm dạy nghề, nhiều huyện còn có trường trung cấp nghề, nhưng về cơ bản tại những nơi này vẫn nặng tính hình thức, chưa phát huy hiệu quả trong đào tạo. Hầu hết các trung tâm dạy nghề cấp huyện đều cho thấy một thực trạng đó là trang thiết bị dạy học được đầu tư, nhưng đội ngũ giáo viên chậm đổi mới, vẫn chỉ là những nghề cũ được dạy, thậm chí cơ sở đào tạo biết có dạy thì người học cũng khó để kiếm được việc làm, nhưng bởi nhiều yếu tố người dạy cứ dạy, còn người học dù biết có học cũng chưa dùng vào đâu, nhưng được cử đi học thì cứ học.

Có nghề trong tay mà người lao động vẫn thất nghiệp, phải quay lại nghề cũ hoặc phải ly hương để mưu sinh, còn gì xót xa hơn. Sự xót xa bắt nguồn từ tình trạng quan liêu, từ căn bệnh chạy theo thành tích.

Về nông thôn từng được nghe chuyện nông dân đi học nghề mà phải giao khoán chỉ tiêu cho từng thôn. Người ta còn kể câu chuyện bắt nông dân đi học nghề để giải ngân cho hết số tiền đề án.

Những sự lãng phí không chỉ làm mất mát tiền bạc, lớn hơn là niềm tin.

An Nhiên


 

 

Các tin khác:
  • Đừng nhìn vào đồng tiền công vụ (15/05/2017-12:14)
  • Quyền tự phong xấu xí (10/05/2017-17:35)
  • Xóa khoảng lặng vô hình (07/05/2017-20:36)
  • Chế tài mạnh cần đi đôi với sự quyết liệt trong thực thi (05/05/2017-10:15)
  • Không thể là câu chuyện chốc lát, nửa vời (03/05/2017-9:23)
  • Kẻ hở nhỏ trong quản lý Nhà nước và nguy cơ lớn về lòng tin (28/04/2017-20:01)
  • Đừng chỉ giật mình trước thông tin (27/04/2017-18:08)
  • Hội sách nhìn từ hội hoa (26/04/2017-16:34)
  • Cần nhìn nhận đúng mức, vào cuộc nghiêm túc (25/04/2017-9:19)
  • Kẻ chiếc vạch trong đầu (21/04/2017-7:15)