Thứ sáu, ngày 19/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Pháp luật giao thông và câu chuyện nhận thức (21/05/2017-15:01)
    (NLBTH) - Có câu nói giới trẻ bây giờ ưa dùng, đó là: “Mình thích thì mình làm thôi”! Câu nói đang phản ánh lối sống, chứa đựng cái tôi xấu xí.
Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đảm bảo an
toàn giao thông hơn nữa cho giới trẻ (ảnh chỉ có tính minh họa)
 
Cách đây ít ngày một Clip đăng trên mạng xã hội facebook quay cảnh một thanh niên đi xe máy cắt ngang đường đi của xe ô tô gây ra va chạm. Người điều khiển xe máy đi sai đường nhưng lại mở cửa xe túm ngực áo người điều khiển ô tô để “nói chuyện”. Cuộc “nói chuyện” bất thành và hai bên đều rút điện thoại để gọi người của mình đến hậu thuẫn làm ách tắc giao thông, gây mất trật tự công công.

Câu chuyện sẽ không đi quá xa nếu cả hai bên kiềm chế, bảo vệ hiện trưởng và báo lực lượng chức năng xử lý.

Cũng liên quan đến giao thông, một Clip khác đăng trên mạng xã hội, sau đó được phát lại trên sóng VTV1 quay cảnh một lái xe ô tô dằn mặt người điều khiển xe máy không nhường đường cho mình bằng việc ép người đi xe máy ngã xuống đường, rồi thản nhiên đi.

Pháp luật về giao thông quy định xe đi trước nhường đường cho xe đi sau khi đảm bảo an toàn ở phía trước. Lái xe ô tô cho rằng người điều khiển xe máy cố tình không cho mình vượt nên đã ứng xử theo kiểu mình thích thì mình làm thôi, không cần biết hậu quả sẽ như thế nào.

Những câu chuyện giao thông tương tự đang trở thành chuyện thường ngày ở nhiều tuyến đường, nhất là đường đô thị. Đằng sau những tai nạn giao thông là một câu hỏi lớn về tình trạng ứng xử với pháp luật của người tham gia giao thông. Những ứng xử đang gây ra nhiều tranh luận

Chúng ta có nhiều diễn đàn phổ biến pháp luật ngay từ trường học, trong các cơ quan. Ở những nơi công cộng cũng có nhiều hình thức tuyên truyền trực quan về an toàn giao thông. Trên những chiếc xe ô tô đều có radio với kênh VOV tin tức giao thông.

Có thể nói việc đầu tư cho an toàn giao thông được hết sức coi trọng, mỗi năm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đã tiêu tốn khoản kinh phí không hề nhỏ, nhưng kết quả đem về vẫn khá khiêm tốn, nhất là trong việc điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông.

Những va chạm nặng nề có căn nguyên từ việc va chạm giao thông ngày một nhiều hơn đang phản ánh tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật, nhờn pháp luật, thậm chí là chưa có niềm tin vào sự xử lý của cơ quan bảo vệ pháp luật ở một bộ phận người tham giao giao thông, nhất là giới trẻ.

Khi lối sống theo kiểu mình thích thì mình làm thôi còn phổ biến, thì tình trạng mất trật tự xã hội còn xảy ra. Chúng ta đang sống trong một đất nước có đầy đủ pháp luật, thế nên việc chấp hành các quy định của pháp luật chính là nghĩa vụ để đảm bảo quyền lợi cho mỗi người. Người tham gia giao thông phải nhận thức đầy đủ điều đó để tránh đi những điều đáng tiếc.

Lam Vũ 


 


 

 

 

Các tin khác:
  • Tay nghề và câu chuyện niềm tin (16/05/2017-11:56)
  • Đừng nhìn vào đồng tiền công vụ (15/05/2017-12:14)
  • Quyền tự phong xấu xí (10/05/2017-17:35)
  • Xóa khoảng lặng vô hình (07/05/2017-20:36)
  • Chế tài mạnh cần đi đôi với sự quyết liệt trong thực thi (05/05/2017-10:15)
  • Không thể là câu chuyện chốc lát, nửa vời (03/05/2017-9:23)
  • Kẻ hở nhỏ trong quản lý Nhà nước và nguy cơ lớn về lòng tin (28/04/2017-20:01)
  • Đừng chỉ giật mình trước thông tin (27/04/2017-18:08)
  • Hội sách nhìn từ hội hoa (26/04/2017-16:34)
  • Cần nhìn nhận đúng mức, vào cuộc nghiêm túc (25/04/2017-9:19)