Thứ năm, ngày 25/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Tháo “nút thắt” cho kinh tế tư nhân (07/08/2017-7:47)
    (NLBTH) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) đến đội ngũ cán bộ chủ chốt trong tỉnh. Trong số 3 nghị quyết được triển khai, có Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm qua kinh tế tư nhân ở nước ta không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, ở một số thời điểm, trong một số trường hợp, kinh tế tư nhân vẫn bị phân biệt. Nói cách khác là, trong khi nhiều doanh nghiệp Nhà nước được “bảo hộ”, thì doanh nghiệp tư nhân phải tự “bơi” trong thương trường.

Quan điểm cốt lõi mà Nghị quyết số 10-NQ/TW đề ra đó là phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài. Đồng thời xác định cần xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp, đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65%.

Một quyết tâm chính trị rất lớn, đòi hỏi doanh nghiệp kinh tế dân doanh phải nỗ lực phấn đấu, cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội tạo điều kiện tốt nhất.

Tại Diễn đàn kinh tế tư nhân 2017 vừa diễn ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ban, ngành, địa phương cần lắng nghe và đối thoại định kỳ, giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất vướng mắc cấp bách, có lộ trình giải quyết những vấn đề dài hạn, luôn đồng hành với doanh nghiệp, xem các khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của mình.

Lâu này tại một số diễn đàn, doanh nghiệp tư nhân thường kiến nghị họ bị đối xử thiếu bình đẳng, phải đóng góp, hỗ trợ nhiều khoản cho địa phương. Địa phương thường xem doanh nghiệp tư nhân như nơi để cần là đến, mà ít có nghĩa vụ trở lại. Việc ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng và đối thoại với doanh nghiệp tư nhân của Thủ tướng Chính phủ được hy vọng sẽ tháo gỡ “nút thắt” cho kinh tế tư nhân.

Hiện nay ở mỗi lĩnh vực và địa phương đều có sự tham gia hoạt động của loại hình kinh tế này, nếu Nghị quyết số 10-NQ/TW được triển khai sâu rộng chắc chắn sẽ tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động trong Đảng bộ và toàn xã hội, từ đó cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân tích cực thực hiện để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế đất nước.

Anh Vũ

 

 

Các tin khác:
  • Mạng xã hội và thông tin hữu ích (02/08/2017-7:36)
  • Bình đẳng trong tham gia giao thông và câu chuyện người quê, người phố... (31/07/2017-14:23)
  • Đằng sau con dấu (29/07/2017-6:18)
  • Giữ gìn hình ảnh công bộc của dân (24/07/2017-18:41)
  • Mùa khoa bảng và sự chạnh lòng (22/07/2017-15:44)
  • Cần chữa căn bệnh chủ quan (21/07/2017-7:52)
  • Lối sống và nỗi niềm ngôn ngữ (18/07/2017-9:53)
  • Trước tiên cần “thông tắc” ý thức (17/07/2017-7:40)
  • Góc khuất du lịch và vấn đề tăng trưởng (14/07/2017-8:47)
  • Đồng tiền và lòng tự trọng (11/07/2017-8:58)