Thứ sáu, ngày 29/03/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Lòng tự trọng và sự kính trọng (21/08/2017-16:28)
    (NLBTH) - Năm học mới 2017 - 2018 đã bắt đầu, và cũng như năm học trước, nhiều phụ huynh đang băn khoăn có nên cho con đi học thêm hay không. Thời gian qua đã có nhiều học sinh đi học thêm theo phong trào, một kiểu ứng xử... cho vừa lòng nhau.

Ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet

Học thêm cần, nhưng không phải điều kiện kinh tế gia đình nào cũng đáp ứng được. Nỗi niềm của phụ huynh học sinh phần đa từ học phí mà ra.

Hướng dẫn liên ngành số 702/HDLN-GDDT-TC của Sở Giáo dục - Đào tạo và Sở Tài chính Thanh Hóa có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2017 quy định rõ mức thu, đối tượng thu đối với việc dạy thêm, học thêm cả trong và ngoài nhà trường. Theo đó, đối với dạy thêm trong nhà trường chỉ áp dụng ở bậc học THCS và THPT, mức thu tối đa không quá 17.000 đồng/buổi/học sinh đối với lớp dưới 30 học sinh; tối đa không quá 15.000 đồng/buổi/học sinh đối với lớp từ 30 đến 45 học sinh. Việc phụ đạo học sinh yếu, kém, bồi dưỡng học sinh tham gia dự kỳ thi học sinh giỏi các cấp không thu tiền dạy thêm. Dạy thêm ngoài nhà trường tối đa không quá 17.000 đồng/buổi/học sinh đối với lớp từ 30 đến 45 học sinh; không quá 20.000 đồng/buổi/học sinh đối với lớp từ 20 đến 30 học sinh; không quá 40.000 đồng/buổi/học sinh đối với lớp từ 10 đến dưới 20 học sinh; không quá 50.000 đồng/buổi/học sinh đối với lớp dưới 10 học sinh.

Quy định là vậy, nhưng con số này đang khác xa thực tế, cách thực hiện cũng khác. Bậc tiểu học không phải đối tượng được dạy thêm, nhưng gần như trường học nào ở đô thị cũng có giáo viên mở lớp. Bồi dưỡng học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi, học sinh không chính danh nộp tiền, nhưng phụ huynh được gợi ý bồi dưỡng cho giáo viên, mức bồi dưỡng theo số buổi học, nên cũng không khác gì nộp tiền học thêm, thậm chí còn nhiều hơn.

Việc quy định đối tương dạy thêm, học thêm và mức thu gần như năm nào cũng được cơ quan chức năng hướng dẫn, nhưng việc kiểm tra thực hiện thì gần như bị bỏ ngỏ hoặc chỉ thời gian đầu, thành ra văn bản một đằng, thực thi một nẻo làm giảm đi hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước.

Dạy thêm, học thêm cần phải chấn chỉnh, trước tiên để phù hợp quy định, sau đó là ổn định dư luận. Việc dạy thêm, học thêm không chỉ đòi hỏi nhận thức, còn phải nêu cao lòng tự trọng, ai được dạy thêm thì dạy, và mức thu phải theo quy định, chứ không phải cứ có học sinh thì tổ chức dạy, và học phí thì thu tùy ý.

Quan hệ thầy trò là quan hệ đặc biệt, được kính trọng, nếu như không có lòng tự trọng, thì sự kính trọng dễ bị tổn thương.

Anh Vũ


 

Các tin khác:
  • Cần phải căng sức, gồng mình (18/08/2017-8:10)
  • Điểm mờ của văn hóa báo chí (16/08/2017-7:56)
  • An toàn lao động không chỉ là khẩu hiệu (14/08/2017-22:00)
  • Đi nhanh, và đi xa... (14/08/2017-9:06)
  • Giữ “vàng” đúng cách (11/08/2017-7:17)
  • Lòng tin đang bị đánh cắp... (08/08/2017-8:05)
  • Tháo “nút thắt” cho kinh tế tư nhân (07/08/2017-7:47)
  • Mạng xã hội và thông tin hữu ích (02/08/2017-7:36)
  • Bình đẳng trong tham gia giao thông và câu chuyện người quê, người phố... (31/07/2017-14:23)
  • Đằng sau con dấu (29/07/2017-6:18)