Thứ năm, ngày 28/03/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Đời sống xã hội
Tỉnh táo với thông tin xấu, độc trên môi trường mạng (29/08/2017-22:34)
    “Môi trường mạng không ảo, nếu tham gia mà không đủ thông tin, kiến thức sẽ không bảo vệ được bản thân. Bản thân sẽ dễ bị đầu độc thông tin, bị lợi dụng, tham gia vào hệ thống mạng có khả năng gây ra các hành vi vi phạm pháp luật”
Các đại biểu tham dự Tọa đàm trực tuyến “ Giải pháp ngăn chặn và đấu tranh với thông tin xấu,
độc hại trên mạng internet” ngày 26-8

Đó là chia sẻ của Thượng tá Lê Xuân Minh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Giải pháp ngăn chặn và đấu tranh với thông tin độc hại trên mạng internet” do Báo điện tử Tổ quốc tổ chức ngày 26-8.

“Thế giới mạng không ảo, thiếu hiểu biết sẽ phải trả giá”

Theo Thượng tá Lê Xuân Minh, sau 7 năm thành lập, ứng dụng Internet mạnh mẽ, hiện Việt Nam có khoảng  50 triệu người sử dụng internet, các ứng dụng khoa học công nghệ đang đi vào tất cả các ngành, các lĩnh vực. Sự phát triển như vũ bão của internet cùng với những tác động tích cực, luôn có mặt trái của nó, đó là việc bị kẻ xấu lợi dụng để trục lợi, vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tới an ninh chính trị, an toàn xã hội.  

“Những năm qua, lực lượng chức năng đã xác minh hàng nghìn trường hợp liên quan trực tiếp đến tội phạm công nghệ cao, con số năm sau luôn cao hơn năm trước. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, đã xác minh 500 vụ việc liên quan đến loại tội phạm này. Đây là thách thức nhưng cũng là xu hướng phát triển chung”- Thượng tá Minh cho biết.

Cũng theo Thượng tá Lê Xuân Minh, qua công tác đấu tranh cho thấy, tỉ lệ người trẻ, học sinh, sinh viên là lực lượng tham gia nhiều nhất. Đó cũng là nhóm tham gia lớn nhất vào sự mất an ninh mạng. 

Điều đáng tiếc là một bộ phận lớp trẻ chưa nhận thức đầy đủ với hành vi tham gia trên mạng internet, một bộ phận chưa nhận thức đầy đủ về pháp luật, về môi trường mạng. Môi trường mạng không ảo, nếu tham gia mà không đủ thông tin, kiến thức sẽ không bảo vệ được bản thân. Bản thân bị đầu độc thông tin, bị lợi dụng, tham gia vào hệ thống mạng có khả năng gây ra các hành vi vi phạm pháp luật. 

Do vậy, ông Minh cho rằng, một trong những việc cần làm là tăng cường giáo dục về nhận thức tư tưởng và pháp luật, đặc biệt là người trẻ để họ có thể tự điều chỉnh hành vi của mình khi tham gia hoạt động trên mạng internet. Bên cạnh đó, về lâu dài cần xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh mạng quốc gia, trong đó, có đề xuất Chiến lược đảm bao an ninh, an toàn mạng. 

Trong đó, quy định cụ thể từ việc người sử dụng mạng internet cần bổ sung kiến thức gì để khi tham gia môi trường mạng đến việc cơ quan quản lý nhà nước phải xây dựng chính sách, chuẩn an toàn thông tin mạng quốc gia; xây dựng quy định cụ thể để doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia trên lãnh thổ Việt Nam...

Ngăn chặn thông tin xấu, độc bằng giải pháp kỹ thuật

Theo thống kê của các công ty an ninh mạng, riêng mạng xã hội Face book Việt Nam có khoảng 40 triệu tài khoản. Mỗi ngày trên thế giới xuất hiện khoảng 500 triệu bài viết, riêng Việt Nam con số này cũng lên tới vài chục triệu. Do vậy, thông  tin trên mạng xã hội có sức lan truyền rất lớn. 

Trong khi đó, người sử dụng lại không phân biệt hoặc nhận diện được đâu là thông tin tốt, đâu là thông tin xấu. PGS.TS Phạm Minh Sơn, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng: Trong tương lai gần, sự chống phá của các thế lực thù địch bằng thông tin xấu độc không giảm đi mà ở quy mô khác nhau. Do vậy, các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn những thông tin độc hại này cần phải tích cực hơn nữa. 

Trong đó, nhận diện là bước quan trọng đầu tiên để chống lại luận điệu xuyên tạc. “Chúng tôi là lực lượng giáo dục, do vậy việc đầu tiên là phải cần đưa ra cách thức để nhận diện thông tin xấu độc trên internet.

Về mặt thể thức, chúng tôi chỉ cho sinh viên cách nhận diện những tin xấu độc như những tên miền nước ngoài, nhân danh các lãnh đạo cao cấp của Đảng để lợi dụng uy tín trong xã hội, lập trang web giả mạo. 

Cũng có trường hợp chúng sử dụng tên tuổi khác nhau, cá nhân khác nhau, thông tin không rõ ràng, nội dung không có cơ sở, thiếu kiểm chứng, hoặc những dự kiến úp mở, tạo ra sự hoài nghi, nghi ngờ đối với một sự kiện hay cá nhân lãnh đạo. Đó là những dấu hiệu có thể nhận diện”- PGS.TS Phạm Minh Sơn nhấn mạnh.

Giái pháp ngăn chặn thông tin xấu độc bằng giải pháp kỹ thuật.

Ông Bùi Quang Minh, chuyên gia an ninh mạng của SecurityBox cũng đề xuất giải pháp ngăn chặn thông tin xấu độc bằng giái pháp kỹ thuật.

Bước 1: Phát hiện sớm. Hiện đã có công nghệ phát hiện sớm, đó là công nghệ lắng nghe mạng xã hội, giúp các cơ quan chức năng phát hiện thông tin theo từ khóa, để khoanh vùng đối tượng phát tán. 

Bước 2: Làm thế nào để phân biệt tin tức tốt xấu, đây là điều khó bởi khối lượng thông tin nhiều, con người khó thể làm nổi do vậy cần sử dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý, định hướng. 

Bước 3: Làm thế nào để ngăn chặn, muốn vậy các công ty internet phải phối hợp với các cơ quan chức năng để cùng hỗ trợ, ngăn chặn”-ông Minh đề xuất.


Theo Huyền Thanh/Báo Công an Nhân dân điện tử

 

Các tin khác:
  • Khó khăn trong sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế (29/08/2017-15:16)
  • Bộ Y tế giải trình trách nhiệm trước vụ 9.300 viên thuốc giả của Pharma (29/08/2017-15:11)
  • Cha mẹ đồng ý, báo chí mới được đăng hình trẻ (28/08/2017-16:08)
  • Vụ VN Pharma: Trách nhiệm của Bộ Y tế rất nặng nề (28/08/2017-16:05)
  • Việc làm cần thiết để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân (28/08/2017-14:38)
  • Bộ GD & ĐT đề nghị không thu các khoản ngoài học phí (28/08/2017-14:36)
  • Chính phủ kiến tạo là dân tìm được chỗ dựa khi làm thủ tục hành chính (28/08/2017-8:29)
  • Tăng thuế VAT: Cần một lý do thuyết phục! (24/08/2017-8:18)
  • Tiếng nói công luận có rơi vào không khí? (22/08/2017-14:50)