Thứ năm, ngày 25/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Khai giảng năm học mới 2017 - 2018
Một giờ, và một sự chờ đợi (31/08/2017-17:00)
    (NLBTH) - Ít ngày nữa sẽ chính thức khai giảng năm học 2017 - 2018. Mươi ngày trước lũ trẻ nhà tôi đón nhận lịch tập nghi thức phục vụ cho lễ khai giảng năm học mới bằng một sự ngao ngán, bởi năm nào cũng thế, đều kéo dài tới vài ba ngày, thậm chí nhiều hơn. Năm nay dịp nghỉ lễ Quốc khánh dài 3 ngày, lẽ ra chúng được đi chơi xa, nhưng bố mẹ phải hủy tuor vì không yên tâm để lũ trẻ ở nhà.

Hình ảnh minh họa, từ internet

Khai giảng năm học mới biết là háo hức, nhưng sự háo hức cần hướng vào thực chất. Thời chúng tôi học phổ thông, được nghỉ hè hơn 3 tháng, ngày 5/9 mới đến trường, lễ khai giảng không rườm rà khánh tiết, thầy hiệu trưởng đọc thư của Chủ tịch nước gửi học sinh và đánh trống khai trường, đại diện học sinh phát biểu, rồi vào học, năm nào sang thì có vài tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn”. Lễ khai giảng đơn giản nhưng đầy ắp kỷ niệm đến tận giờ.

Bây giờ lễ khai giảng năm học mới ở nhiều trường hình thức và tốn kém, nhà trường thuê đạo diễn chuyên nghiệp, thuê đạo cụ, trang phục cho đội văn nghệ rất, thậm chí thuê diễn viên chuyên nghiệp biểu diễn. Nếu không có tài trợ thì  nhà trường lại biến báo vào những khoản thu từ học sinh để bù lấp chi phí.

Từng có câu chuyện bi hài, ở một lễ khai giảng có lãnh đạo địa phương và phòng giáo dục - đào tạo, nhưng hiệu trưởng lại trang trọng giới thiệu một giám đốc doanh nghiệp trước tiên, còn mời doanh nhân này phát biểu, lãnh đạo địa phương và phòng giáo dục ngồi nghe, học sinh cũng ngồi nghe những lời mà chúng chưa đủ lớn để hiểu. Lý do đơn giản bởi doanh nghiệp là nhà tài trợ cho nhiều hoạt động của trường. Buổi lễ khai giảng kéo dài với đủ nghi thức, học sinh ngồi mệt mỏi chuyển sang nói chuyện riêng như chợ vỡ.

Những lễ khai giảng năm học mới rườm rà, vừa tốn kém vừa mang căn bệnh hình thức đã vượt xa ý nghĩa của một lễ khai giảng là sự bắt đầu cho năm học mới, để trở thành dịp quảng bá thương hiệu của trường, của doanh nghiệp đồng hành với nhà trường. Nhiều trường đã huy động học sinh, nhất là học sinh đầu cấp tập nghi thức, ghép đội hình cả tuần trước đó. Những cái đầu non nớt chưa hiểu chuyện người lớn, thành ra khai giảng năm học mới cho con trẻ, lại là dịp để người lớn hài lòng với nhau.

Hôm qua sau khi tập nghi thức buổi đầu tiên về lũ trẻ nhà tôi hào hứng thông báo chỉ phải tập một buổi bởi chương trình khai giảng đã bị cắt giảm một số phần, đồng nghĩa chúng sẽ được đi chơi dịp nghỉ lễ. Quả là một sự thay đổi tư duy. Bây giờ chỉ còn một giờ đồng hồ cho lễ khai giảng, đồng nghĩa sẽ bớt đi căn bệnh hình thức đã tồn tại nhiều năm.

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường học sẽ khai giảng năm học mới đúng ngày 5/9 và không quá một giờ với nghi thức cần thiết. Thậm chí có tỉnh như Bắc Giang còn yêu cầu lễ khai giảng không quá 45 phút.

Chỉ còn một giờ cho lễ khai giảng năm học mới, nhưng phải mất nhiều năm chúng ta mới thực hiện được. Dù có muộn màng nhưng Ngành Giáo dục và Đào tạo đang thể hiện một cách nhìn khác, được hy vọng sẽ khởi đầu cho những thay đổi lớn hơn trong ngành mà dư luận đặt ra và chờ đợi lâu nay.

Anh Vũ

 

 

Các tin khác:
  • Không thể ảo tưởng quyền lực (28/08/2017-8:43)
  • Một sự thiếu hụt kiến thức hay sự dễ dãi đáng trách? (26/08/2017-18:18)
  • Cần từ bỏ tư duy “đất cấm” và “trời riêng” (25/08/2017-9:02)
  • Lòng tự trọng và sự kính trọng (21/08/2017-16:28)
  • Cần phải căng sức, gồng mình (18/08/2017-8:10)
  • Điểm mờ của văn hóa báo chí (16/08/2017-7:56)
  • An toàn lao động không chỉ là khẩu hiệu (14/08/2017-22:00)
  • Đi nhanh, và đi xa... (14/08/2017-9:06)
  • Giữ “vàng” đúng cách (11/08/2017-7:17)
  • Lòng tin đang bị đánh cắp... (08/08/2017-8:05)