Thứ năm, ngày 28/03/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Đời sống xã hội
Phương án thi THPT quốc gia 2018:
Phụ huynh, học sinh như "ngồi trên đống lửa"! (05/09/2017-17:02)
    Học sinh lớp 12 và phụ huynh như “ngồi trên đống lửa”, thấp thỏm chờ phương án chính thức của Bộ để “chạy nước rút” ôn thi.
Mỗi lần thay đổi phương án thi THPT và xét tuyển đại học, học sinh lại "phập phồng" lo.
Ảnh: Hải Nguyễn.

Trong khi đó, sau 4 ngày Bộ GDĐT gửi văn bản tới các trường đại học, cao đẳng sư phạm để lấy ý kiến về phương án thi THPT quốc gia 2018, có rất nhiều phản hồi trái chiều của những người trong ngành và dư luận xã hội.

Cân nhắc kỹ trước khi thay đổi!

Trước dự kiến phương án thi mới cho năm 2018 mà Bộ GDĐT đưa ra lấy ý kiến, hiện đang có 3 luồng quan điểm.

PGS-TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội và thầy Nguyễn Văn Bao - Hiệu trưởng Đại học Tây Bắc đều đồng ý với phương án thứ 2 (tổ chức bài thi tổ hợp KHTN, KHXH thành một bài thi tích hợp, chấm thành một đầu điểm).

Các thầy cho rằng việc tuyển chọn của các trường đại học có thể dựa vào điểm số của 1 môn trong số các môn thí sinh thi như Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ cộng thêm 1 bài thi tổ hợp. Việc tổ chức thi thành bài thi tích hợp cũng sẽ giúp cho việc chấm thi dễ dàng hơn, không bị rời rạc, giảm tình trạng học lệch, học tủ.

Trong khi đó, ông Phan Huy Phú - Hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long - cho rằng nên giữ như phương án thi năm 2017.

TS Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM cũng chia sẻ không nên thay đổi, vì thay đổi liên tục sẽ gây xáo trộn tâm lý học sinh, phụ huynh.

Theo Tiến sĩ Hạ, Bộ nên tập trung vào điều chỉnh tăng độ khó của đề thi, từ đó phân loại thí sinh tốt hơn, tạo điều kiện cho các trường đại học thuận lợi hơn trong tuyển sinh, chứ chưa nên thay đổi phương án thi.

Luồng ý kiến thứ ba là nên thay đổi theo hướng chuyển bài thi tổ hợp thành tích hợp, nhưng chưa nên áp dụng ngay trong năm học 2017-2018.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Trần Văn Tớp và Phó Giám đốc Học viện Công nghệ thông tin Lê Hữu Lập chung quan điểm, cho rằng mọi thay đổi phải có lộ trình, không nên áp dụng đột ngột sẽ gây khó khăn cho thí sinh trong việc học tập, ôn luyện.

Mong Bộ GDĐT sớm “chốt” phương án thi!

Trong khi chuyên gia, lãnh đạo các trường đại học vẫn tiếp tục chia sẻ ý kiến có nên thay đổi phương án thi THPT hay không, thì học sinh lớp 12 và không ít phụ huynh lúc này đang trong tâm trạng lo lắng. Vì mỗi lần thay đổi phương án thi, học sinh cũng phải điều chỉnh cách học của mình, sao cho vừa đảm bảo đỗ tốt nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu vào đại học

“Bắt đầu vào cấp 3, em đã đầu tư thời gian, công sức học các môn Toán, Lý, Hóa, Anh. Còn Sinh và các môn còn lại chỉ học để mong qua điểm liệt. Nếu năm nay thay đổi phương án thi, chuyển từ bài thi tổ hợp 3 môn thành bài thi tích hợp thì em sẽ phải ôn thêm cả môn Sinh nếu lựa chọn tổ hợp Khoa học tự nhiên. Chỉ còn 10 tháng nữa không biết có ôn tập kịp không. Mong Bộ sớm chốt phương án thi để em và các bạn còn tập trung học tập”- Thanh Hoa (Trường THPT Nguyễn Siêu, Hưng Yên) chia sẻ.

Có con năm nay học lớp 12, chị Trần Thị Sang (50 tuổi, Can Lộc, Hà Tĩnh) cho biết, mấy ngày nay gia đình chị vô cùng lo lắng trước thông tin Bộ GDĐT đang lấy ý kiến, dự kiến thay đổi phương án thi THPT quốc gia.

“Năm ngoái vừa thay đổi phương án thi, rồi có tình trạng thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học, điểm chuẩn của các trường tăng cao hơn dự kiến, khiến nhiều em bị sốc. Năm nay lại thay đổi. Bộ GDĐT nên chốt phương án sớm để con chúng tôi còn chú tâm vào học, cứ kéo dài và thay đổi liên tục thế này sẽ khiến các con không an tâm học hành và ảnh hưởng đến tâm lý của các cháu” - chị Sang kiến nghị.

Bộ GDĐT đề nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ trực tiếp cho ý kiến về việc tổ chức bài thi tổ hợp, chọn một trong hai phương án:

Phương án 1: Giữ nguyên bài thi tổ hợp với 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần (giống như năm 2017).

Phương án 2: Mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần nhưng được bố trí thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thống nhất toàn bài thi (không tách thành 3 đầu điểm theo từng môn thi thành phần như năm 2017).

Mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần được bố trí thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thực chất là bài thi tích hợp.

Theo giải thích của Bộ GDĐT, sở dĩ Bộ đưa ra phương án 2 để lấy ý kiến các trường là để việc tổ chức thi và chấm thi đơn giản, dần phát triển các bài thi tổ hợp thành bài thi tích hợp đánh giá năng lực của thí sinh.

Theo Bích Hà/Lao động

 

Các tin khác:
  • Những lỗ hổng phải được bịt kín! (04/09/2017-9:12)
  • Bỏ quyết toán thuế thu nhập cá nhân? (02/09/2017-8:20)
  • Cấp mã số BHXH mới: Người dân được lợi gì? (02/09/2017-8:18)
  • Ký kết hợp tác, hỗ trợ tài chính cho sinh viên Học viện m nhạc Quốc gia Việt Nam (02/09/2017-8:15)
  • Chống được “chạy” sẽ thành công (31/08/2017-12:26)
  • Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế kiểm soát chặt chẽ việc đấu thầu thuốc (30/08/2017-15:09)
  • Tỉnh táo với thông tin xấu, độc trên môi trường mạng (29/08/2017-22:34)
  • Khó khăn trong sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế (29/08/2017-15:16)
  • Bộ Y tế giải trình trách nhiệm trước vụ 9.300 viên thuốc giả của Pharma (29/08/2017-15:11)
  • Cha mẹ đồng ý, báo chí mới được đăng hình trẻ (28/08/2017-16:08)