Thứ năm, ngày 28/03/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Đời sống xã hội
Khi y tế, giáo dục cùng tăng giá (06/09/2017-7:54)
    Khi giá thịt tăng, người ta có thể ăn cá, nhưng khi thuốc, dịch vụ y tế, sách giáo khoa, thiết bị trường học tăng giá, chẳng còn cách nào khác là phải chịu đựng. Đây là loại hàng hoá "cấm mặc cả" và không có sự lựa chọn khác. Như xăng không thể thay thế bằng nước lã.

Y tế, giáo dục dẫn đầu top hàng hoá tăng giá (Biểu đồ: Ts Vũ Thành Tự Anh)

Lạm phát đã có dấu hiệu tăng trở lại trong tháng 8. Và lực đẩy đến từ 3 nhóm hàng hoá thiết yếu: Giao thông (xăng dầu), y tế và giáo dục.

Theo TS Vũ Thành Tự Anh (ĐH Fulbright), mặc dù CPI trung bình 8 tháng 2017 so với cùng kỳ 2016 chỉ 3,8%, tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng đối với hai nhóm hàng thiết yếu là giáo dục và y tế lại rất cao: Giáo dục 10% (trong đó, dịch vụ giáo dục 11,5%), thuốc và dịch vụ y tế 47% (trong đó, dịch vụ y tế 64,8%).

Và chết nỗi là ở nhận định này, xu thế y tế và giáo dục tăng giá gấp nhiều lần so với mặt bằng chung đã tồn tại một cách nhất quán từ 5-7 năm trở lại đây.

Những con số % thật đáng lo ngại.

Có lẽ, tâm lý và phản ứng của người dân đối với hai nhóm hàng hoá thiết yếu này khác xa so với "khi xăng tăng giá" chính là bởi thứ xu hướng "tồn tại nhất quán" như "tốt sang sông" này. Và cơ bản nhất, người dân không có quyền mặc cả (liệu có ai mặc cả với cái máy tính ngoài hiệu thuốc hay cái máy đếm tiền trong bệnh viện, trong siêu thị sách?!).

Liệu chúng ta có thể khống chế giá được không?

Câu trả lời là chúng ta có muốn hay không mà thôi.

SGK chẳng hạn. Thống kê trên một tờ báo giáo dục cho thấy: Lợi nhuận sau thuế của riêng NXB Giáo dục Việt Nam, đơn vị độc quyền in SGK năm 2017 là 67,8 tỷ đồng, bằng 45,5% lợi nhuận toàn khối xuất bản.

Nếu so sánh lợi nhuận sau thuế thì lợi nhuận của riêng NXB này bằng 83,5% lợi nhuận của 59 nhà xuất bản cộng lại.

Nếu mỗi học sinh tiểu học bắt buộc phải mua một bộ sách, phụ huynh của 7.801.560 học sinh tiểu học phải bỏ ra tổng số tiền vào khoảng 1.212 tỷ đồng. Chưa kể cấp THCS, chưa kể cấp THPT.

Thực trạng của không ít trạm BOT hiện nay (tráng nhựa qua loa chặn xe thu cả tuyến) thì SGK cũng có thể coi là một thứ BOT: Mỗi năm chỉ chỉnh sửa chút xíu rồi phát hành khiến học sinh không thể dùng lại sách cũ và phụ huynh chỉ còn cách móc sâu trong ví. Chưa kể đến những loại sách công khai bắt học sinh điền thẳng vào sách để rồi học xong chỉ còn cách duy nhất là bán đồng nát.

1.900 dịch vụ y tế tăng giá. SGK sử dụng một lần, lần sau đắt hơn lần trước, xăng vừa tăng đúng dịp nghỉ lễ, VAT đang được đề nghị tăng, trong khi lương tối thiểu vùng có ngành xin hoãn điều chỉnh. Dồn dập thế này dân còn đâu tiền mà... đóng thuế nữa.

Theo Anh Đào/Báo Lao động

 

Các tin khác:
  • Phụ huynh, học sinh như "ngồi trên đống lửa"! (05/09/2017-17:02)
  • Những lỗ hổng phải được bịt kín! (04/09/2017-9:12)
  • Bỏ quyết toán thuế thu nhập cá nhân? (02/09/2017-8:20)
  • Cấp mã số BHXH mới: Người dân được lợi gì? (02/09/2017-8:18)
  • Ký kết hợp tác, hỗ trợ tài chính cho sinh viên Học viện m nhạc Quốc gia Việt Nam (02/09/2017-8:15)
  • Chống được “chạy” sẽ thành công (31/08/2017-12:26)
  • Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế kiểm soát chặt chẽ việc đấu thầu thuốc (30/08/2017-15:09)
  • Tỉnh táo với thông tin xấu, độc trên môi trường mạng (29/08/2017-22:34)
  • Khó khăn trong sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế (29/08/2017-15:16)
  • Bộ Y tế giải trình trách nhiệm trước vụ 9.300 viên thuốc giả của Pharma (29/08/2017-15:11)