Thứ năm, ngày 25/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Cần cởi bỏ tư duy... trang sức (11/09/2017-14:54)
    (NLBTH) - Nhiều trường đại học đã bắt đầu năm học mới, bên trong cổng trường sinh viên năm thứ nhất vừa hào hứng nhập trường. Cùng thời điểm, bên ngoài xã hội, nhiều cử nhân phải ngậm ngùi giấu tấm bằng tốt nghiệp đã phải đổi bằng rất nhiều tiền của, sức lực, tâm huyết... để viết đơn xin làm công nhân. Những câu chuyện không khó gặp ở những khu nhà trọ công nhân, khu công nghiệp, làng nghề trong tỉnh.
Hãy để ước mơ của các em luôn được chắp cánh
(ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet)

Tấm bằng đại học được xem là hành trang vào đời bây giờ đang trở thành bi kịch với nhiều hoàn cảnh, nhiều cựu sinh viên, đi liền là niềm tin mất mát. Thậm chí có những sinh viên nữ học đại học xong về quê lâm vào cảnh muộn chồng, bởi ở quê phần đa chỉ học xong trung học phổ thông là yên bề gia thất. Những cử nhân phải lầm lũi làm việc trong môi trường lao động phổ thông vừa để đảm bảo cuộc sống, vừa hy vọng có cơ hội lập gia đình.

Học đại học để hy vọng làm thầy, nhưng nhiều người đang phải làm thợ, thậm chí là công nhân có mức thu nhập bèo bọt. Nhiều người lựa chọn sai con đường lập thân, lập nghiệp, và tác nhân không nhỏ đó chính là sự nở rộ của các trường đại học với sự chiêu sinh dễ dãi.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2016 - 2017 cả nước có 235 trường đại học, học viện, với quy mô đào tạo hơn 1,7 triệu sinh viên. Tuy nhiên, nhiều trường chưa đầu tư dự báo thị trường lao động nên các ngành đào tạo còn trùng lặp, chồng chéo trên cùng một địa bàn. Việc mở ngành đào tạo chưa gắn với thị trường lao động dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu, sinh viên ra trường không tìm được việc làm là điều đương nhiên…

Rõ ràng lợi ích cục bộ của nhiều trường đại học đã khiến đất nước lãng phí đi biết bao nhân lực, người dân tốn nhiều công của, và hệ lụy của tình trạng thừa thầy, thiếu thợ là không nhỏ, và còn kéo dài.

Xã hội đang đòi hỏi cần phải xem xét đóng cửa những trường đại học đào tạo không phù hợp nhu cầu xã hội, những trương học có dấu hiệu thương mại. Điều này đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đề cập mới đây, nhưng chỉ quyết tâm của mình người đứng đầu liệu đã đủ. Cần phải mạnh dạn sửa sai, chứ không phải cứ cấp phép thành lập rồi thì mặc nhiên tồn tại, không ai dám nhận mình đã làm sai, và cứ thế để cái sai tiếp nối cái sai, đất nước, người dân phải gánh chịu hậu quả của sự nở rộ các trường đại học.

Đã đến lúc từ bỏ tư duy thành lập trường đại học như thứ trang sức và gia tăng các ngành nghề đào tạo không phù hợp như một cơ hội để kiếm tiền.

Anh Vũ

 

Các tin khác:
  • Bình ổn giá bằng... lương tâm (09/09/2017-16:09)
  • Coi thường dân, dân không “mù”, dân không tin, chống tham nhũng, chống… lưng! (07/09/2017-8:24)
  • “Hoa hồng” hay tiền hối lộ? (06/09/2017-16:25)
  • Nói không thực chất (04/09/2017-9:17)
  • Một giờ, và một sự chờ đợi (31/08/2017-17:00)
  • Không thể ảo tưởng quyền lực (28/08/2017-8:43)
  • Một sự thiếu hụt kiến thức hay sự dễ dãi đáng trách? (26/08/2017-18:18)
  • Cần từ bỏ tư duy “đất cấm” và “trời riêng” (25/08/2017-9:02)
  • Lòng tự trọng và sự kính trọng (21/08/2017-16:28)
  • Cần phải căng sức, gồng mình (18/08/2017-8:10)