Thứ bảy, ngày 20/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Thoát nước “thất thủ” và câu hỏi trách nhiệm (18/09/2017-12:22)
    (NLBTH) - Đường phố thành sông, phương tiện giao thông chết máy nằm la liệt trên đường, đi liền là những khuôn mặt mệt mỏi, chán nản và tiếc của.
Nhiều tuyến đường ở thành phố Thanh Hóa đã thành sông trong ngày 16/9.
Ảnh: Lê Hoàng

Trên mạng xã hội tràn ngập hình ảnh người dân hì hục tát nước ra khỏi nhà, vác bì cát chắn trước cửa. Thậm chí còn những hình ảnh cho thấy sự vi phạm nhưng dễ được chấp nhận, đó là người dân đem chướng ngai vật ra để ở hai đầu phố nhằm chặn xe qua lại để khỏi tạo ra những làn sóng nước tràn vào nhà.

Ở nhiều trường học không ít học sinh phải nhịn đói qua trưa bởi người nhà bị nước giữ chân không thể đến đón. Gần như các ngã tư giao cắt với đường Bà Triệu, Trần Phú, Quang Trung đều bị ngập sâu trong nước, có nơi tới 40cm khiến hai phía đông - tây thành phố Thanh Hóa bị chia cắt nhiều giờ.

Đó là những gì nhìn thấy và được đề cập đến nhiều nhất ở thành phố Thanh Hóa trong đợt mưa lớn do hoàn lưu bão số 10 cuối tuần qua.

Ngập lụt là hình ảnh quen thuộc một thời, bây giờ lại tái diễn dù hệ thống thoát nước ở thành phố Thanh Hóa đã được đầu tư rất nhiều.

Cùng với sự đầu tư của tỉnh và thành phố, từ năm 2009 đến 2016 Dự án tiêu úng Đông Sơn được triển khai trong đó mục tiêu chính là tiêu úng cho 13.356 ha của các huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương và thành phố Thanh Hóa, gồm đất nông nghiệp là 5.558 ha, đất đô thị 7.798 ha góp phần hoàn thiện mạng lưới tiêu thoát nước phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, cải thiện môi trường, cảnh quan của khu vực thành phố Thanh Hóa và phụ cận. Dự án gồm 9 cầu qua sông Thọ Hạc và sông Nhà Lê, sửa chữa nâng cấp cống Quảng Châu, nạo vét và gia cố các sông Nhà Lê, sông Quảng Châu, sông Hạc, sông Bến Ngự, kênh Vinh cùng các công trình khác gồm các cống tiêu thoát từ nhà dân ra trục tiêu, các bậc lên xuống sông với tổng mức đầu tư trên 733 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý.

Một dự án nhiều tỷ đồng đã đem theo rất nhiều hy vọng sẽ “cứu” thành phố khỏi “giặc” nước mỗi mùa mưa lũ. Tuy nhiên với những gì đã diễn ra trong đợt mưa vừa qua cho thấy hệ thống thoát nước ở thành phố Thanh Hóa đã “thất thủ” cục bộ ở nhiều khu vực. Những trận mưa trên 100 mm chính là bài test hữu hiệu về khả năng tiêu thoát của hệ thống thoát nước thành phố, và một câu hỏi về trách nhiệm lại tiếp tục được đặt ra.

Anh Vũ

 

Các tin khác:
  • Nâng cấp hạ tầng cần gắn với việc “thông tắc” ý thức (16/09/2017-15:06)
  • Chế tài mạnh cần có quyết tâm cao (15/09/2017-8:17)
  • Khát vọng sức mạnh nhưng không thể tùy tiện (12/09/2017-10:08)
  • Cần cởi bỏ tư duy... trang sức (11/09/2017-14:54)
  • Bình ổn giá bằng... lương tâm (09/09/2017-16:09)
  • Coi thường dân, dân không “mù”, dân không tin, chống tham nhũng, chống… lưng! (07/09/2017-8:24)
  • “Hoa hồng” hay tiền hối lộ? (06/09/2017-16:25)
  • Nói không thực chất (04/09/2017-9:17)
  • Một giờ, và một sự chờ đợi (31/08/2017-17:00)
  • Không thể ảo tưởng quyền lực (28/08/2017-8:43)