Thứ sáu, ngày 19/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Không để rượu, bia đi vào “vết xe đổ” của thuốc lá (09/10/2017-8:07)
    (NLBTH) - Nghị định 105/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/11 tới quy định không được bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi.

Hình ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet

Trước đó, dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia do Bộ Y tế xây dựng cũng đề xuất cấm bán rượu, bia sau 22h hàng ngày.

Đây là vấn đề rất cần, không chỉ nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn tính mạng cho người dân, còn góp phần hạn chế tình trạng mất an ninh - trật tự.

Tuy vậy, đón nhân quy định này không nhiều người kỳ vọng. Nói đúng hơn, là họ không tin vào tính khả thi của nó trong đời sống, bởi đây không phải lần đầu chúng ta áp dụng biện pháp cấm đối chất kích thích.

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trước đó cũng đã quy định cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng; cấm bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi và sử dụng người chưa đủ 18 tuổi vào việc mua, bán thuốc lá.

Một quy định từng rất được chờ đợi, tuy nhiên sau gần 5 năm có hiệu lực thi hành, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá vẫn chưa phát huy được tác dụng, thuốc lá vẫn vô tư được bán cho trẻ em, và còn rất nhiều người thoải mái hút thuốc lá ở nơi công cộng.

Gần như các cửa hàng bán thuốc lá không xem chứng minh nhân dân của người mua để biết độ tuổi. Ngay khi học sinh đang mặc đồng phục của trường phổ thông đến mua thuốc họ vẫn bán. Bán bởi không có người xử phạt, và bán để khỏi vướng vào sự rầy rà khi có đối tượng không được mua gây sự. Đặc biệt, việc bán thuốc lá sẽ đem lại thu nhập cho họ, nên khó để nói không.

Quy định cấm bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi được lo sợ sẽ đi vào “vết xe đổ” của việc cấm bán thuốc lá nếu không được tuyên truyền mạnh mẽ, nhất là tuyên truyền nâng cao nhận thức, gắn trách nhiệm đối với những người cung cấp sản phẩm.

Rượu, bia được nhận diện là một trong những nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn nghiêm trọng. Chất kích thích này cũng là tác nhân dẫn đến nhiều xung đột, nhất là xung đột ở lứa tuổi vị thành niên, bởi ở lứa tuổi này con người chưa hoàn thiện thể chất lẫn ý thức, rất dễ bị chất kích thích tạo ảo giác.

Pháp luật có ưu việt, mạnh mẽ đến mấy cũng chỉ là tờ giấy nếu không có sự tôn trọng và ý thức chấp hành. Trước khi áp dụng các quy định cấm đối với việc bán rượu, bia, hy vọng lực lượng chấp pháp trong lĩnh vực này đã rút ra được bài học từ sự thất bại đối với việc cấm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi.

Anh Vũ

 

Các tin khác:
  • Từ những giọt nước mắt, mong có thêm nhiều giọt nước mắt để nhen lên nụ cười (07/10/2017-21:59)
  • Gắng sức cho chặng nước rút (06/10/2017-20:08)
  • Quy trình nào cho lòng tin? (05/10/2017-11:35)
  • Không quản được thì... bỏ (03/10/2017-9:29)
  • Quẩn quanh niềm vui ngắn hạn (02/10/2017-16:39)
  • Thông tin ảo, bức xúc thật, và sự thấu hiểu? (28/09/2017-23:06)
  • Thay đổi tư duy để bảo tàng “sống” khỏe (27/09/2017-22:27)
  • Ồn ào những tấm lòng vàng... (25/09/2017-8:15)
  • Câu hỏi mùa trung thu (21/09/2017-21:50)
  • Thoát nước “thất thủ” và câu hỏi trách nhiệm (18/09/2017-12:22)