Thứ bảy, ngày 20/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Nhìn vào tình trạng gia tăng tham nhũng (15/11/2017-6:50)
    (NLBTH) - Nhiều vụ án tham nhũng lớn, tham nhũng có tổ chức với tính chất phức tạp được phát hiện trong thời gian gần đây sau khi nó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế đất nước.

Nếu như chúng ta có một cơ chế kiểm tra, công cụ giám sát đủ mạnh và kịp thời hơn, thì những vụ việc này có thể đã được phát giác và ngăn chặn sớm.

Trong báo cáo mới đây của Chính phủ gửi Quốc hội về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng năm 2017 cho thấy toàn ngành Thanh tra đã triển khai hơn 250.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và thanh tra hành chính, phát hiện vi phạm với con số tới hơn 90.000 tỷ đồng.

Một số liệu khác, theo thống kê từ tháng 10/2016 đến tháng 9/2017 cho thấy số vụ tham nhũng tăng tới 177% và số đối tượng tăng 117% so với cùng kỳ trước đó.

Đây là con số hết sức giật mình, bởi lâu nay chúng ta đã triển khai thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trên bình diện rộng, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

Câu hỏi đặt ra là, vì sao chúng ta đã có quyết tâm, nhưng vẫn chưa thực sự ngăn chặn được vấn nạn này?

Điều đó được lý giải bởi ý thức, trách nhiệm, đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ thực thi công vụ ở một số lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm vẫn còn hạn chế, nhiều người không giữ được mình.

Dù chúng ta đã xây dựng được những cơ chế kiểm tra và công cụ giám sát, nhưng rõ ràng vẫn chưa bao quát, kiểm soát hết tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, đòi hối lộ trong quá trình giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

Đâu đó một số cán bộ còn ngang nhiên lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi hoặc chiếm đoạt tài sản của người dân và doanh nghiệp, trong đó có cả những người là cán bộ công tác trong cơ quan thuộc khối nội chính, là phóng viên cơ quan báo chí. Họ đều là người thực thi nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Đây là một loại “nội xâm” làm suy yếu đi sức mạnh, mất mát niềm tin của nhân dân vào lực lượng này.

Mặt khác, việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn mang căn bệnh hình, triển khai thiếu đồng bộ, kiểm tra đánh giá không thường xuyên, nên tác dụng phòng ngừa hạn chế.

Nếu không có sự định lượng cụ thể, phối hợp hiệu quả, thì khó để tạo ra được thứ “vũ khí” hữu hiệu tấn công mạnh mẽ vào tội phạm tham nhũng.

Anh Vũ

 

Các tin khác:
  • Sự phòng vệ và lòng trắc ẩn (14/11/2017-10:41)
  • Thu hồi “đất vàng”, dẹp dự án “treo” (13/11/2017-7:44)
  • Ẩm thực - đọc sách, và nghịch lý từ sự tiếp nhận (07/11/2017-10:29)
  • Cần sự đồng thuận để tinh gọn bộ máy (06/11/2017-8:38)
  • Nhìn vào án phạt để điều chỉnh (03/11/2017-7:52)
  • Xin đừng chạy theo thứ phú quý phù du (31/10/2017-8:09)
  • Siết lại việc kiểm tra kê khai tài sản (29/10/2017-19:25)
  • Vụ công dân nhắn tin đe dọa nhà báo: “Mù” luật và hệ lụy (27/10/2017-7:52)
  • Mong làn gió mới sớm lan tỏa (24/10/2017-8:03)
  • Tháo “ngòi nổ” từ cơ sở làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” (23/10/2017-8:03)