Thứ năm, ngày 25/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Đời sống xã hội
Bệnh “lệch thị” và cuộc chiến “nắn dòng” thông tin sai lệch
Kỳ II: Bệnh “lệch thị” và những hệ lụy (03/01/2018-10:27)
    “Lệch thị” là căn bệnh trầm kha của báo chí truyền thông hiện nay. Trong vô vàn bài báo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông hàng ngày, xuất hiện nhiều tin, bài tích cực và tiêu cực, thậm chí có cả những tin, bài mang tính trung lập. Những thông tin đó đều ảnh hưởng hoặc ít, hoặc nhiều tới công chúng và xã hội, tuy nhiên các bài báo có thông tin tiêu cực thường được quan tâm nhiều hơn, song đôi khi lại gây ra hiệu ứng ngược.
Bệnh “lệch thị” của độc giả gây ra những hệ lụy khôn lườn

Cái gọi là “lệch thị”

Lệch thị” là hiện tượng cơ quan báo chí tập trung đưa nhiều về thông tin tiêu cực. Tin, bài có thông tin tiêu cực sẽ ảnh hưởng bất lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, gây ra những hậu quả tiêu cực trong xã hội. Đặc điểm nổi bật của những thông tin này là quá nhấn mạnh vào sự mới lạ và bất thường của sự kiện. Các tin, bài tiêu cực tập trung nhiều vào các sự kiện và hiện tượng có sự xung đột với trật tự xã hội và tiêu chuẩn đạo đức. Thực tế, nhiều thông tin về tội phạm, scandal, cướp, giết, hiếp, tai nạn giao thông, thiên tai, nhân tai thường là tâm điểm của giới truyền thông. Nhìn từ đời sống báo chí hiện nay có thể chia thành 3 loại thông tin tiêu cực mà giới truyền thông quan tâm.

Lột tả những mặt trái của xã hội

Có thể do nhân tố khách quan hay chủ quan gây nên, các bài báo này chủ yếu đưa tin về những scandal của người nổi tiếng, tin đồn sai sự thật, bạo lực và phạm tội cướp, giết, hiếp, đây là những mặt tối mà xã hội nào cũng tồn tại. Lượng thông tin của những bài báo này tạo ra cũng vô cùng lớn, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy các thông tin tiêu cực phát triển.

Vạch trần, lên án một hiện tượng

Chủ yếu là các thông tin vạch trần các hành vi tiêu cực, thiếu liêm khiết của quan chức hoặc các cơ quan công quyền.

Công chúng thích quan tâm đến các đề tài báo chí đưa tin về vấn đề tiêu cực, điều đó đã làm
ảnh hưởng đến chính suy nghĩ của họ

Thông tin gây nguy hại cho xã hội

Những thông tin đề cập các vấn đề thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, bạo loạn, tai nạn giao thông, sự cố lớn gây thiệt hại về người và của, đều là những yếu tố gây nguy hại cho xã hội. Việc các cơ quan báo chí truyền thông đăng tải những thông tin này nhằm phản ánh và vạch trần mặt tối, nhạy cảm trong xã hội để thu hút sự chú ý của công chúng, từ đó phát huy vai trò, chức năng giáo dục của báo chí.

Nghiên cứu thực tiễn báo chí ở nước ngoài có thể thấy, từ lâu người ta đã quan tâm nhiều đến những thông tin tiêu cực. Với định nghĩa kinh điển: “Chó cắn người không phải là tin tức, người cắn chó mới gọi là tin tức” của phương Tây, đã phản ánh tiêu chuẩn giá trị tin tức của báo giới Mỹ đó là, những hành vi và sự việc vượt khỏi thường thức và phạm vi thường quy của con người rất có giá trị để đưa tin.

Qua đó thấy rõ, thị hiếu chạy theo sự mới lạ và tính bất thường của tin tức trong giới báo chí phương Tây. Trong các tác phẩm đoạt Giải Pulitzer từ năm 1917 đến nay, đa số đều là những tác phẩm vạch trần các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Điển hình Giải Pulitzer năm 2014 có 14 giải, thực tế trao 13 giải, trong đó có 10 tác phẩm viết về các vấn đề tiêu cực, chiếm 74,6% trên tổng số tác phẩm đoạt giải.

Nhà nghiên cứu truyền thông người Anh B.Galatung và L.Ruge khi bàn về nguyên tắc giá trị của báo chí cho rằng: “Khi yếu tố tiêu cực của một sự kiện càng nhiều, xác suất cấu thành nên tin tức của nó càng lớn”. Chuyên gia nghiên cứu truyền thông đại chúng của Mỹ John Martin lại khẳng định, “sở dĩ báo chí có hứng thú với các thông tin tiêu cực là do những thông tin này có một khiếm khuyết, và những cái có khiếm khuyết mới càng thu hút công chúng”.

Một chuyên gia truyền thông khác là giáo sư BillBonney cho rằng: “Tin hay là tin không có thông tin” (Good news is no news); “Những thông tin có giá trị thu hút nhiều người quan tâm nhất là máy bay mất tích, lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, mưu sát, chiến tranh, tranh chấp thương mại, thương vong. Thông thường, công chúng thích quan tâm đến các đề tài báo chí đưa tin về vấn đề tiêu cực”. Từ các nghiên cứu này, chúng ta không khó phát hiện ra rằng, công chúng có thị hiếu xem những thông tin tiêu cực nhiều hơn, khi lựa chọn thông tin, họ cũng thường coi tính mới lạ, bất thường là một căn cứ quan trọng để lựa chọn.

Nhiều thông tin về tội phạm, scandal,...vẫn đang là tâm điểm của truyền thông thời
gian qua. Ảnh minh họa

Hệ lụy của bệnh “lệch thị”

Truyền thông quá đà gây ra sự ngộ nhận về giá trị

Thông tin tiêu cực tập trung vào những sự kiện được giấu kín, ít người biết tới. Đặc biệt, những thông tin này thường thu hút sự chú ý của công chúng. Một số cơ quan báo chí để thu hút độc giả, tăng view và lượng phát hành, thường sử dụng ngôn ngữ khoa trương hoặc mang tính chất cổ xúy, thổi phồng một số tình tiết của sự kiện, cách làm này dễ gây ra sự hiểu lầm cho độc giả.

Chạy theo thị hiếu tầm thường, giật gân, câu khách

Một số tin, bài tiêu cực vì muốn thu hút nhiều độc giả nên đã chạy theo thị hiếu giải trí tầm thường, khiến các bản tin này cũng trở thành bản tin thô tục hóa. Ví dụ, năm ngoái, chuyện tình “siêu tốc” của một người mẫu trong làng giải trí với một Việt kiều được rất nhiều tờ báo tốn giấy mực đưa tin, một số tờ còn dành cả trang để miêu tả tỉ mỉ quá trình hai người đến với nhau và chia tay nhau thế nào. Khuynh hướng chạy theo thị hiếu tầm thường, giật gân của báo chí không chỉ làm tổn hại đến hình ảnh của tờ báo, mà còn hạ thấp tính quyền uy và uy tín của họ.

Chạy theo hiệu hứng câu view, dẫn đến sự thất thiệt trong thông tin

Để các tin, bài tạo ra hiệu ứng rầm rộ, các tờ báo thường thổi phồng một số tình tiết trong sự kiện, hoặc “thêm mắm, dặm muối”, cố ý xuyên tạc câu trả lời của đối tượng được phỏng vấn để đạt mục đích thu hút sự chú ý của độc giả. Cách làm này đã đi ngược với tinh thần “sự thật là nguyên tắc tối thượng” của báo chí, đồng thời cũng là một sự lừa dối trước độc giả.

Quá nhiều tin tức tiêu cực gây ra tâm lý tiêu cực trong công chúng

Không thể phủ nhận các tin, bài phản ánh tiêu cực có vai trò thúc đẩy việc điều chỉnh một số chính sách; phát huy được vai trò cảnh tỉnh nhất định. Tuy nhiên, việc đăng tải quá nhiều các thông tin tiêu cực cũng có những mặt trái nhất định. Vì bản thân các thông tin tiêu cực cũng hàm chứa tính tiêu cực, do đó ảnh hưởng tới xã hội sẽ ngày càng rộng hơn. Đặc biệt, những thông tin tiêu cực trên báo chí sẽ làm ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của con người, làm suy yếu ý chí của độc giả, khiến tinh thần con người trở nên uể oải, phá vỡ phòng tuyến tâm lý, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái tâm lý của độc giả.

Nếu báo chí mắc “bệnh lệch thị”, dồn dập đăng tải các thông tin tiêu cực trên mặt báo, sẽ khiến công chúng dần dần hoài nghi về xã hội, mất lòng tin vào Chính phủ, từ đó làm thay đổi suy nghĩ của con người, thậm chí khiến đạo đức của con người trở nên lệch lạc. Mặt khác, nếu báo chí thường xuyên đăng tải các thông tin cướp, giết, hiếp, tình, tiền, tù, tội, vô hình trung sẽ cổ xúy cho con người có những suy nghĩ thiếu trong sáng, đặc biệt là gây ảnh hưởng xấu cho vị thành niên, thậm chí có thể trở thành “giáo trình tội phạm” đưa họ vào con đường phạm tội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội.

Theo Thành Huy Long/Người làm báo

 

Các tin khác:
  • Kỳ 1: “Cơn lốc” của truyền thông xã hội (02/01/2018-16:09)
  • Đối tượng nào có nguy cơ cao nhất? (30/12/2017-10:31)
  • Đóng BHXH trên tổng thu nhập cần hiểu thế nào cho chính xác? (28/12/2017-8:04)
  • Gian lận Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm tự nguyện có thể ngồi tù (26/12/2017-7:55)
  • Ông Phạm Minh Chính: "Giảm được biên chế mới tuyển được người giỏi“ (26/12/2017-7:52)
  • Giật mình trước con số thương vong vì hành vi đi bộ sai luật (24/12/2017-21:17)
  • Phải nhốt quyền lực trong cái “lồng” cơ chế? (22/12/2017-8:34)
  • Facebook phát hành thêm tính năng nhận diện khuôn mặt (22/12/2017-8:32)
  • Vừa mừng, vừa lo (16/12/2017-9:29)
  • Du lịch Việt Nam chưa giữ được chân du khách, vì sao? (14/12/2017-12:48)