Thứ bảy, ngày 20/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Nguyễn Chung và tâm thế nhập cuộc, tâm thế viết (17/01/2018-8:42)
    (NLBTH) - Khi nhiều tờ báo đang chạy theo xu hướng “mỳ ăn liền” dẫn đến không ít sai sót, thì Nguyễn Chung (PV Báo Đại đoàn kết thường trú tại Thanh Hóa, ảnh dưới) lại chọn con đường khác, chậm rãi, công phu hơn.
Diêm dân là cảm hứng để Nguyễn Chung thực hiện thành công nhiều phóng sự hay
về nghề muối chát mặn. (ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet)

Nhiều phóng sự, ghi chép của anh đẫm đượm hơi thở cuộc sống, lột tả những góc khuất xã hội in trên Báo Đại đoàn kết, Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống đã để lại dấu ấn. Nguyễn Chung đã trải lòng mình vớNgười Làm báo xung quanh đời sống báo chí hiện nay, những kỷ niệm trên đường tác nghiệp.

Phóng viên: Nghề báo đã chọn anh hay anh chọn nghề?

Nhà báo Nguyễn Chung: Gắn bó với nghề báo thoắt đã mười mấy năm. Nghề cho tôi được đến nhiều nơi, tiếp xúc nhiều thân phận, mà nếnhìn từ lăng kính khác, có lẽ đã cho một hình ảnh khác. Tôi thấy mình may mắn, tôi chọn nghề, nhưng trong chừng mực nào đó, có thể nói là nghề đã “chiếu cố” đến tôi, và nên xem đó như một cơ duyên. Với tôi, đích đến càng xa, càng gian nan thì càng giá trị, sẽ là thước đo ý chí con người. Tôi không học nghề báo, một cử nhân văn học có thể giúp tôi trở thành người đứng trên bục giảng hay hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, và thực tế gia đình cũng đã sắp đặt điều đó. Nghề nào cũng cao quý, nhưng từ khi còn ngồi ghếgiảng đường đại học tôi đã mê nghề báo bởi đối tượng mà nó hướng tới, bởi nhân sinh quan của nghề, dù dự liệu được sẽ rất gian nan, hiểm nguy. Làm báo hiện đại càng cần phải được đào tạo bài bản, trong khi nghề mình học mới chỉ na ná

Những năm giữa thập kỷ trước, khi mà ngành đào tạo báo chí bắt đầu phát triển mạnh, sinh viên báo chí ra trường nhiều, áp lực xin việc vào cơ quan báo chí cũng lớn hơn. Khi ấy tôi phải chọn giải pháp tình thế lấy những việc làm ngắn hạn để nuôi hy vọng - một ước mơ xa cho nghềNhững bộ hồ sơ xin việluôđi theo vòng lăn của bánh xe, biết cơ quan báo chí nào tuyển phóng viên tôi cũng nộp, nhiều khi chủ động gõ cửa, nhưng sự chờ đợi cứ ngày một nhiềuhơn. Các tòa soạn có nhiều lý do để nói không với tôi - những lý do mà đến tận giờ tôi vẫn đang đi tìm câu giải đáp. Tôi cũng từng đi làm những việc khá nặng nhọc trong mỏ quặng “thổ phỉ”, rồi kinh doanh để nuôi thân trước mắt. Công việc khiến tôi được tiếp xúc nhiều đối tượng, nghe nhiều thông tin, những bất công xã hội, nên càng thôi thúc tôi phải làm điều gì đó để góp phần nhân lên cái tốt, đấu tranh với cái ác, cái xấu. Rồi cũng đến lúc nghề nở nụ cười, tôi được nhận vào thử việc ở Văn phòng đại diện Báo Đại đoàn kết khu vực Bắc Trung Bộ. Tôi bắt đầu hành trình chinh phục con chữ từ đây, với những gian nan buổi đầu. Lúc ấy quan hệ chưa nhiều, với các nhà báo đàn anh trên địa bàn càng ít, nên sự chỉ bảo, dìu dắt gần như không có, chỉ còn cách tự trau dồi. Tôi vào kho tìm những chồng báo cũ, đêm nào cũng đọc đểhọc cách viết, nhiều khi đến sáng. Rồi đi, những chuyến đi gian nan được trải nghiệm cuộc sống, vàgặt hái sau những trầy xước thân thể, những giọt mồ hôi mặn chát đổ xuống đường đi.

Phóng viên: Không ít đồng nghiệp đánh giá cao khả năng đi và viết của anh,  vậy những kỷ niệm nàokhiến anh nhớ mãi trên những hành trình của mình?

Nhà báo Nguyễn Chung: Văn phòng Báo Đại đoàn kết khu vực Bắc Trung Bộ đặt tại Thanh Hóa nhưng phụ trách cả Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, rộng lớn, địa hình phức tạp, nhưng đó lại chính là cơ hội cho tôi. Những ngày đầu đi làm, lương không có, nhuận bút khiêm tốnnhưng vẫn phải sống và viết. Rất may trong khó khăn tôi đã không sa ngã trước cám dỗ, không bị “tha hóa”. Tôi sống và viết báo đúng nghĩa. Những bài viết về mặt trận các cấp, các phong trào, cuộc vận động ở khu dân cư in trên Báo Đại đoàn kết lúc đó đúng với suy nghĩ của dân, của mặt trận và cấp ủy địa phương, nên được cơ sở quý mến, mời ăn ở cùng. Những bữa cơm đạm bạc nhưng đến giờ vẫn không thể quên. Là động lực thôi thúc tôi tiếp tục đi, định hướng tâm thế ngòi bút của mình.

Nói về những chuyến đi thì nhiều, càng khó, càng hiểm nguy càng nhớ. Nhớ những lần xuyên rừng, những chuyến đi tưởng không thể trở về được. Chuyến đi lên vùng đặc biệt khó khăn Son - Bá - Mười (Bá Thước) nằm trong số ấy, chúng tôi chân bò, lưng thồ hành lý, ngủ trên đường đi. Có những chuyến đi có thể nói là “bão táp”. Đó là những lần đi điều tra phá rừng quanh khu vực thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương) hay tại khu vực cửa khẩuNậm Cắn (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An). Chiếc xe máy bò từng đoạn ngắn rồi lại nghỉ để đủ sức đi tiếp. Thậm chí cả đoạn dài bị đối tượng xấu uy hiếp. Có những con dốc sâu thẳm thẳm tới hơn 30 km không cần nổ máy, cứ thế để xe trôi, không gan chỉ còn nước bỏ cuộc. Nhưng khi chiến thắng, thành quả là những phóng sự chân thực về đời sống lâm sinh tứa “máu” đại ngàn. 

Rồi những chuyến đi biển, nhớ nhất là khi ngồi trải lòng cùng diêm dân trên cánh đồng muối dưới cái nắng chói chang. Nhìn vào những khuôn mặt đen sạm, da thâm nâu, những vuông áo bạc màu muối trắng, đôi bàn tay thô ráp với những vết nứt nẻ, chai sạnhọc nhằn, phải nói là quá tâm trạng, xót xa. Đó là mạch nguồn cảm hứng để tôi thực hiện những ghi chép về nước mắt của muối, nhất là khi muối mất giáViết về đề tài lâm nghiệp công phu nhưng chưa hẳnđã lay thức bằng viết về biển, về những thận phậnbám biển mưu sinh...

Còn những chuyến đi vào vùng lũ cũng không phải ít. Phải nói rằng phần đa người làm báo, trong đó có tôi trưởng thành từ tác nghiệp trong dòng nước lũ. Lũ dữ tang thương chính là môi trường để tôi luyện ý chí của nhà báo. Cả áp lực khi tác nghiệp nữa. Phải nhanh để không đi sau báo khác, nhưng cần chính xác, và cảm động. Thậm chí một ngày phóng viên vừa phải đưa tin, vừa phải tổng hợp thiệt hạitòa soạn lại yêu cầu thực hiện thêm cái ghi chép. Áp lực ghê gớm nhưng không có lựa chọn khác. Lần tác nghiệp trong lũ đầu tiên của tôi là tại Thạch Thành vào năm 2007 khi vỡ đê sông Bưởi, còn lần tác nghiệp trong vùng lũ gần nhất lại cũng chính tại Thạch Thành hồi tháng 10/2017. Giữa hai lần y tôi không nhớ mình đã khoác ba lô lên vai để vào vùng lũ bao nhiêu lần nữa. Phần vì trách nhiệm nghề nghiệp, phần lớn hơn vì tôi muốn góp sức san sẻ. Ở vùng lũ, tôi đã chứng kiến những khuôn mặt hốt hoảng âu lo đến tận cùng. Những dáng đi xiêu vẹo trong đói, rét, trên tay là những gì họ có thể đem theo, chỉ là con gà, chú chó nhỏ, thậm chí cái nồi không vung với hy vọng còn gì đó để dùng khi giặc thủy đi qua. Phải nói đó là những thời khắc không thể nào quên. Người làm báo phải chuyển tải được thông tin đó, hình ảnh đó một cách chân thực đếcộng đồng để nhân lên sự sẻ chia. Nếu không có ý chí người làm báo sẽ sớm từ bỏ hành trình. Nếu không có sự xót xa từ đáy lòng sẽ khó lột tả hết được nỗi đau... Và cũng phải khẳng định, viết về thiên tai, chỉ những con số khô khan trong những dòng tin, những bài phản ánh thông thường thì chưa hết được. Phải cần đến những phóng sự, những ghi chép kỳ công mới lột tả hết tận cùng nỗi đau, sự mất mát. Tôi chọn thể loại phóng sự, ghi chép một phần bởi thế. Những chuyến đi, nhiều khi biết là nhuận bút không thể trang trải nổi, nhưng cứ tính toán thì khó lắm. Độc giả bây giờ tinh tường, họ không chấp nhận những nhà báo phòng lạnh, cũng dễ phát hiện ranhững tác phẩm đạo chích.

Phóng viên: Nhân nói về đạo đức nghề nghiệp người làm báo, anh nhìn nhận thế nào về đời sống báo chí hiện nay?

Nhà báo Nguyễn Chung: Cách đây mươi lăm năm, khi cơ quan báo chí còn ít, người làm báo chưa nhiều như bây giờ, thông tin báo chí nêu có sức nặng lắm, người dân đặt niềm tin tuyệt đối vào nhà báo. Nhưng tiếc rằng bây giờ điều đó không còn vẹn nguyên giá trị. Cơ quan báo chí nhiều, người làm báo cũng nhiều hơn, có những thông tin vội vàng, chủ quan làm bạn đọc mất phương hướngRất nhiều tòa soạn phải tự chủ dẫn đến phải đẩy mạnh kinh tế báo chí từ đó tạo áp lực lên phóng viên, nhất là người làm báo thường t. Có những cơ quan báo chí một số thời điểm chạy theo tiếng gọi kinh tế, vô tình tiếp tay cho việc làm sai của cơ sở. Cơ sở phân cực, báo chí cũng phân cực theo trong việc phản ánh, tuyên truyềnlàm nhiễu loạn thông tin. Bây giờ nhiều người, nhất là cộng tác viên của một số cơ quan báo chí đã không từ thủ đoạn để đạt được mục đích. Họ tác nghiệp số đông nhằm gây áp lực cho cơ sở. Có người còn ngụy tạo thông tin, hình ảnh để yêu cầu cơ sở đáp ứng về kinh tế. Cán bộ cơ sở thường sợ nhà báo, lại không nắm rõ quy định của pháp luật về báo chí nên thường nhượng bộ. Họ đưa tiền nhưng trong lòng thì ấm ức, bất phục. Niềm tin vào báo chí vì thế ít nhiều phai nhạt, người làm báo chân chính thiệt thòi.

Khi mà Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trương chấn chỉnh lại hoạt động báo chí, “đóng cửa” cơ quan báo chí vi phạm đã nhen lên niềm tin về sự trong sạch của môi trường truyền thông, nhưng dường như “phác đồ” này chưa đủ mạnh để răn đe. Chúng ta đã có Luật báo chí 2016 hoàn thiện hơn, có Quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam phù hợp với pháp luật hiện hành, thiết nghĩ cơ quan báo chí, người làm báo cần nhìn vào để điêu chỉnh hành vi. Nghề báo vốn cao quý, hãy để giá trị đó trở vềmột cách đầy đủ. Tôi không có ý ôm đồm các nhà báo, cơ quan báo chí, nhưng với những gì đã xảy rathời gian qua, khi có nhiều tờ báo bị đình bản, nhiều nhà báo, hội viên nhà báo bị thu thẻ, không thể nói là không xót xa.

Phóng viên: Vậy theo anh cần làm gì để nghề thêm vinh quang và cao quý?

Nhà báo Nguyễn Chung: Chắc không chỉ mình tôi, mà với tất cả nhà báo chân chính, thẳng ngay, lớn hơn là từ nhân dân đều mong muốn một trật tự thực sự trong tác nghiệp báo chí. Càng yêu quý, trân trọng nghề càng cần phảtu dưỡng, rèn luyện. Người làm báo phải vượt lên chính mình mới mong đấu tranh được với bất công trong xã hội

Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam đã có quy chế phối hợp trong việc quản lý báo chí. Ở mỗi tỉnh, thành phố cũng thế. Bên cạnh công cụ để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, chúng ta đã xây dựng và ban hành 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, thành lập Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam các cấp. Mong muốn đặt ra là phải tuyên truyền tốt, giáo dục sâu, thực hiện nghiêm. Đặc biệt, cần tăng cường quản lý của cơ quan báo chí. Cơ quan báo chí làm chặt, phóng viên có muốn cũng khó “xé rào”, môi trường báo chí sẽ “sạch” hơn.

Phóng viên: Cảm ơn Nguyễn Chung vì cuộc trò truyện.

Lam Vũ (thực hiện)

 

Các tin khác:
  • Hội Báo toàn quốc 2018 dự kiến diễn ra từ ngày 16 -18/3/2018 (11/01/2018-15:13)
  • Nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của nhà báo khi tác nghiệp (08/01/2018-23:10)
  • Người thích tìm kiếm những câu chuyện mở màn (02/01/2018-16:06)
  • Sàng cho kỹ, tuyển cho tinh! (02/01/2018-16:01)
  • Quyết liệt thanh, kiểm tra "tôn chỉ mục đích" các báo (29/12/2017-8:17)
  • “Chạm đến những vấn đề nghiêm trọng bằng một bàn tay nhẹ nhàng” (29/12/2017-8:13)
  • Xử phạt 55 cơ quan báo chí gần 1,3 tỷ đồng trong năm 2017 (28/12/2017-8:07)
  • "Nhuận bút không đăng cao hơn nhuận bút đăng bài" (27/12/2017-8:24)
  • Có văn phòng đại diện báo chí cấp thẻ cho chủ quán nhậu (27/12/2017-8:14)
  • Doanh thu báo chí và truyền hình trả tiền đạt hơn 21.000 tỷ đồng (24/12/2017-21:21)