Thứ sáu, ngày 29/03/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Báo chí với công cuộc phòng, chống nạn mua bán người (26/03/2018-20:17)
    Thời gian gần đây, hoạt động của tội phạm mua bán người ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự và để lại những hệ lụy không nhỏ tới xã hội.

Mối nguy hiểm từ mạng xã hội

Trong công cuộc phòng, chống mua bán người, báo chí đóng vai trò quan trọng.

Năm 2017, Liên hợp quốc đưa ra thông điệp “Chống tình trạng đưa người di cư trái phép” nhằm phòng, chống mua bán người và mua bán nội tạng bất hợp pháp. Riêng khu vực các nước tiểu vùng sông Mêkông, trong đó có Việt Nam, là điểm nóng của tình trạng mua bán người và di cư bất hợp pháp.

Theo báo cáo kết quả thực hiện chương trình phòng, chống mua bán người (gọi tắt là Chương trình 130/CP) năm 2017 của Bộ Công an, toàn quốc phát hiện 376 vụ, 491 đối tượng, 991 nạn nhân; tỉnh, thành phố có số vụ phát hiện nhiều là: Lào Cai (24 vụ), Hà Giang (18 vụ), Nghệ An (14 vụ)... So với năm 2016 giảm 1,8% số vụ (376/383 vụ); xác minh, giải cứu, tiếp nhận 1.450 trường hợp (tăng 1,3%).

Công an Biên phòng Trung Quốc bàn giao nạn nhân bị mua bán qua biên giới cho Đồn
BPCK quốc tế Lào Cai, BĐBP Lào Cai. Nguồn: bienphong.com.vn

 

Ở các tỉnh biên giới, hình thành nhiều đường dây băng nhóm liên tỉnh, xuyên quốc gia có tính chất, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Chúng lừa bán phụ nữ qua biên giới rồi ép hoạt động mại dâm, làm vợ, đẻ thuê...

Các đối tượng lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin (qua các trang mạng xã hội như: Zalo, Facebook, Viber, điện thoại di động, Internet...) làm quen, kết bạn nhằm môi giới hôn nhân nước ngoài trái phép, hoạt động này có xu hướng tăng mạnh ở các tỉnh phía Nam. Điển hình là vụ việc Công an tỉnh Đồng Tháp bắt tạm giam đối tượng Phạm Thanh Sang (sinh năm 1986, trú tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) về hành vi lừa 7 phụ nữ bán sang Trung Quốc. 

Ngoài ra, các đường dây môi giới lập tài khoản với tên giả trên các trang mạng xã hội hoặc dùng mồi nhử bằng “tiền” thông qua mạng lưới cò mồi đến các địa phương (nhất là các huyện, bản, làng miền núi; vùng sâu, vùng xa) để tuyên truyền, lừa phỉnh, dụ dỗ, lôi kéo những người có nhu cầu xuất khẩu lao động (học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên), kể cả lao động thời vụ với chi phí thấp, mức lương cao, thủ tục đơn giản để tổ chức xuất cảnh ra nước ngoài, sau đó bán để cưỡng bức lao động.

Điển hình như Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố 10 vụ/7 đối tượng lừa đưa hơn 100 người; Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố 2 vụ/2 đối tượng lừa 16 lao động; Công an tỉnh Quảng Bình khởi tố 1 vụ/1 đối tượng lừa đưa 36 lao động sang Trung Quốc lao động thời vụ;...

Lực lượng công an vận động đồng bào dân tộc phòng ngừa tội phạm mua bán người. Ảnh: TL

Phát huy vai trò của truyền thông đại chúng

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 phê duyệt chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020, ngày 5/7/2017, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã ký quyết định phê duyệt Đề án 1 “Truyền thông phòng, chống mua bán người” đến năm 2020.

Phối hợp xây dựng các tiểu phẩm, ký sự, phóng sự, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí in, báo, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình, trang thông tin điện tử...), tập trung các tình huống trong thực tế đã xảy ra để người dân có thể nhận biết các dấu hiệu của các tội phạm.

Nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người của người dân, Bộ yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Thành uỷ đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống mua bán người vào định hướng tuyên truyền hàng tháng tại hội nghị giao ban báo chí.

Tại Lạng Sơn, một trong số những địa bàn điểm trong toàn quốc về thực hiện chương trình phòng, chống mua bán người, lực lượng công an và các cơ quan truyền thông đã tổ chức chuyên mục “Vì An ninh xứ Lạng” trên đài phát thanh, truyền hình Lạng Sơn. Tại Lào Cai, phối hợp tổ chức các buổi truyền thông, tuyên truyền tại các chợ phiên của các huyện như Bắc Hà, Bát Xát... Tại đây, người dân được tuyên truyền, trang bị các kiến thức về âm mưu, thủ đoạn của những kẻ mua bán người; hậu quả của tệ nạn mua bán người và cách phòng tránh để không trở thành nạn nhân bị mua bán...

Ngoài ra, báo chí tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sử dụng mạng Internet, viễn thông và mạng xã hội về việc tự bảo mật thông tin cá nhân trên môi trường mạng. Thông qua các kênh báo chí truyền thông, người dân thường xuyên được tiếp cận thông tin, từ đó nhận thức được các phương thức, thủ đoạn tội phạm mua bán người, hậu quả vô cùng lớn đối với các nạn nhân... Những công tác này cần được duy trì và đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới./.

Theo Kim Dung/Tạp chí Người Làm Báo

 

Các tin khác:
  • Luật chưa đủ mạnh (26/03/2018-10::29)
  • Bài báo ít giá trị thông tin không trở nên xuất sắc nhờ “phụ kiện” đi kèm (21/03/2018-16:12)
  • Đặt tiếp những “viên gạch hồng” cho sự phát triển Báo Thanh Hóa (20/03/2018-9:19)
  • Cụm HNB các tỉnh Bắc miền Trung đoạt giải B gian trưng bày ấn tượng đặc sắc (18/03/2018-21:53)
  • Bế mạc Hội báo Toàn quốc 2018 (18/03/2018-20:47)
  • Phó Chủ tịch Thường trực HNB Việt Nam tiếp Phó Chủ tịch Liên Đoàn báo chí Thái Lan (18/03/2018-15:00)
  • Khi nhà báo nữ là Tổng Biên tập (18/03/2018-14:55)
  • Hội Báo toàn quốc 2018: Tọa đàm về làm báo trong thời đại 4.0 (17/03/2018-22:00)
  • Nhiều nét mới tại Hội báo toàn quốc 2018 (17/03/2018-13:15)
  • Xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động không thể thiếu vai trò của báo chí (17/03/2018-13:11)