Thứ sáu, ngày 29/03/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Tốn kém mà đem lại lợi ích thì không phải là lãng phí (24/04/2018-8:52)
    (NLBTH) - Nhiều hoạt động nhân ngày sách Việt Nam (21/4) đã diễn ra suốt tuần qua. Không chỉ những bộ sách quý được trao giải, còn có những hoạt động cổ xúy văn hóa đọc ý nghĩa, và đã có không ít người tham gia.
Hình ảnh ngày hội sách cũ tại T.P Hồ Chí Minh. Ảnh: Năng lượng mới

Nhưng không thể nhìn vào những việc làm nhất thời ấy để đánh giá đầy đủ văn hóa đọc hiện nay.

Đến năm 2018 chúng ta đã đi gần hết chặng đường 10 năm thực hiện Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đề án đưa ra mục tiêu nâng tỷ lệ người đọc sách thường xuyên từ 30% lên 65% vào năm 2020. Một cái đích rất gần, nhưng con số lại khá xa xôi.

Tôi thường đến thư viện cùng những đứa trẻ vào mỗi dịp nghỉ hè để thổi vào chúng tình yêu đọc sách. Nhưng không phải những người đến thư viện đều chung mục đích. Ở phòng đọc sách điện tử có đông học sinh tham gia, nhưng chúng đến cơ bản để tìm kiêm những thứ giải trí mà không bị kiểm soát của người lớn.

Ở một quán cà phê sách trên đường Phan Bội Châu, thành phố Thanh Hóa có nhiều cuốn sách hay, nhưng tiếc là người đến uống cà phê chỉ quan sát, nâng lên, rồi đặt xuống. Khách đến đây không đồng nghĩa với việc uống và đọc.

Mỗi năm các nhà xuất bản trong cả nước ấn hành hàng vạn đầu sách. Tuy nhiên việc xuất bản có đi liên với sự đón nhận của độc giả hay không thì thật khó có câu trả lời vui vẻ. Trong số sách được ấn hành có rất nhiều đầu sách ra lò theo dạng sách đặt hàng, sách chương trình, mục tiêu, sách tổng kết mô hình, đề án, sách kỷ yếu, phục vụ kỷ niệm… Có tiền là người ta có thể xuất bản. Sách có giá bìa, nhưng nhiều người chỉ in để biếu, sách lên kệ nhà sách không nhiều.

Chúng ta đang chạy theo số lượng nhiều hơn là quan tâm đến con đường đi thực sự của sách. Nhiều cuốn sách chỉ qua kiểm đếm, đóng thùng, thêm công đoạn ký tặng, rồi im lìm ở đâu đó, có thể góc tủ, ngăn kéo, và bất cứ nơi nào của sự tiện tay. Thật tiếc, và rất tốn.

Thay cho xuất bản ồ ạt, hãy làm điều gì đó để những cuốn sách đến được tay người đọc nhiều hơn, đúng cách hơn. Những hoạt động thiết thực nhân lên tình yêu đọc sách, thu hút bạn đọc đến với những hội sách như những ngày vừa qua cần tổ chức nhiều hơn để tạo hiệu ứng lan tỏa, trong đó vai trò của các thư viện, nhà xuất bản, cơ quan quản lý văn hóa, thông tin là rất quan trọng.

Tổ chức hoạt động sẽ khó tránh khỏi sự tốn kém, nhưng tốn kém mà đem lại lợi ích thì rõ ràng không phải là lãng phí.

Lam Vũ


 

 

Các tin khác:
  • Quá khứ không phải là chiếc bùa che đậy cho việc làm sai (22/04/2018-19:44)
  • Việc không thể tái diễn (20/04/2018-8:03)
  • Quảng cáo niềm tin (18/04/2018-14:52)
  • Hành động thực sự (15/04/2018-22:35)
  • Ổn định lòng dân (12/04/2018-21:46)
  • Siết lại kỷ luật, kỷ cương hành chính (10/04/2018-16:34)
  • Thông điệp cuộc sống (09/04/2018-8:20)
  • Sự “miễn nhiễm” đáng sợ! (06/04/2018-8:32)
  • Làm đẹp thông thái? (04/04/2018-20:27)
  • Cần sự bình đẳng trước pháp luật (03/04/2018-8:50)