Thứ sáu, ngày 19/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Văn hóa - Thể thao
Trục lợi từ tâm lý (04/05/2018-8:41)
    (NLBTH0 - Chưa nghỉ hè nhưng đã có nhiều tờ rơi mời dự các khóa học hè được học sinh tiểu học đem về cho người lớn.
Hãy để học sinh được lựa chọn kỳ nghỉ hè phù hợp cho mình (ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet)

Những tờ giấy cơ bản có điểm chung là mức phí dịch vụ cao hơn giá mà các câu lạc bộ, các trung tâm đang áp dụng. Hoặc có thể bằng, nhưng chất lượng các lớp học khó mà kiểm soát được.

Nhà trường đang làm gì trên những học sinh của mình? Người phụ trách một câu lạc bộ thể thao từng kể câu chuyện anh đặt vấn đề với một trường học để mở lớp tại đây, được hiệu trưởng nói thẳng là nếu mở được chừng ấy lớp thì phần trăm trích lại là bao nhiêu. Một cuộc chơi có lợi cho cả hai bên, nếu anh không chấp nhận, sẽ có người khác thế chân ngay tức khắc, Các trung tâm, câu lạc bộ học hè bây giờ nhiều, và cơ chế đểu rất cởi mở. Bởi vậy, anh không thể là người không hiểu chuyện. Nhưng để hiểu chuyện anh buộc lòng phải gộp chi phí, lợi nhuận cộng với phần trích lại cho nhà trường vào học phí, và đương nhiên mức học phí đó sẽ "đè" lên vai phụ huynh học sinh. Một sự "móc túi" dễ dàng dưới vỏ bọc trang bị kỹ năng sống cho học sinh.

Tráng bị kỹ năng cho học sinh là việc làm cần, điều phụ huynh không cần là  nhà trường quá "nhiệt tình" với việc học ngoại khóa trong dịp nghỉ hè của học sinh. Đây không phải là câu chuyện của năm học này, mà nó đã diễn ra từ khá lâu, bị lên án, thậm chí từng bị cấm ở một số nơi, nhưng vì những lợi ích khác nhau, nó vẫn tồn tại. Hiệu trưởng yêu cầu và giáo viên thực hiện, phụ huynh học sinh miến cưỡng đăng ký.

Thay cho việc họ có thể tự chọn cho con mình một khóa học hè phù hợp, nhiều người đã phải tặc lưỡi móc tiền nộp học chỉ nhằm để con cái thỏa mãn.

Ở lứa tuổi tiểu học các cháu còn non nớt trong suy nghĩ, thường sợ nếu không thực hiện yêu cầu mà giáo viên đưa ra sẽ bị trách phạt. Một số cháu khác thì đòi đi học cho giống các bạn trong lớp. Không ít nhà trường đang lợi dụng tâm lý lứa tuổi để trục lợi vật chất, và đó là điều rất đáng lên án.

Thay cho việc tự chọn trang bị kỹ năng sống, bổ trợ các môn học văn thể phù hợp cho con em mình, phù hợp túi tiền gia đình, nhiều phụ huynh đã trở nên lúng túng, bị động, và khó tránh khỏi sự bực mình, thậm chí mất niềm tin vào môi trường giáo dục. Đó là sự mất mát lâu dài và khó đo đếm được so với những đồng tiền mà nhà trường thu được từ những lớp liên kết trang bị kỹ năng cho học sinh trong mỗi kỳ nghỉ hè.

Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Phát động cuộc thi ảnh người phụ nữ với sông nước trên Facebook (04/05/2018-8:39)
  • Triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2018 (04/05/2018-8:36)
  • CLB FLC Thanh Hóa ra mắt HLV trưởng Nguyễn Đức Thắng (02/05/2018-8:37)
  • 3 tác phẩm đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia (20/04/2018-8:01)
  • Hãy khởi nghiệp bằng... đọc sách (19/04/2018-1:34)
  • Lễ hội ẩm thực và văn hoá châu Á đầu tiên tại Việt Nam (15/04/2018-22:22)
  • Khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2018 có gì đặc sắc? (13/04/2018-8:32)
  • Giấc mơ “soi chiếu, bồi đắp và tỏa sáng” (12/04/2018-10:51)
  • Sức lan toả từ triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" (09/04/2018-8:09)
  • HLV Marian Mihail đệ đơn xin từ chức, chia tay FLC Thanh Hóa (05/04/2018-22:39)