Thứ năm, ngày 18/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Áp lực từ tình thương (21/05/2018-8:23)
    (NLBTH) - Một kỳ nghỉ hè đã bắt đầu, nhưng những học sinh cuối cấp thì vẫn phải “gùi” sách đến lớp.

Hình ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet

Hàng xóm nhà tôi đi công việc về không kịp giờ nên điện thoại nhờ đưa con gái anh đi học thêm. Lúc đó hơn 9 giờ tối, tôi cứ nghĩ giờ này phải đón bọn trẻ về nhà mới phải bởi đã là ca học thứ ba trong ngày. Thế nhưng vẫn còn ca học thứ tư, một ca học Tiếng Anh mà con anh theo học kết thúc vào lúc 11 giờ đêm.

Học Tiếng Anh khi mà lũ trẻ đã ngáp ngủ, chúng sẽ học được gì?

Bây giờ nhiều người không tiếc công, tiếc của, tiếc thời gian cho con đi học. Nhiều học sinh được miễn hết việc nhà chỉ để học cho tốt. Xu hướng đầu tư cho học hành ngày càng gay gắt, như có một sự chạy đua ngầm,

Trước mỗi mùa thi nhà trường đều tổ chức tư vấn hướng nghiệp, trong đó câu chuyện về tay nghề giỏi được đãi ngộ, học trường nghề tốt được tuyển dụng gần như không được chú ý. Chỉ những học sinh không thể thi đậu đại học mới buộc phải đi học nghề.

Khi mà sinh viên được đào tạo ồ ạt, cử nhân, kỹ sư thất nghiệp số đông, người ta thường hướng đến những trường đại học tốp trên để sau khi tốt nghiệp dễ xin việc, và đương nhiên đó đều là những trường không dễ để thi.

Muốn vào những trường tốt học sinh phải tốt ngay từ lớp 1. Suy nghĩ ấy đã tạo ra những cuộc đua cho con vào lớp 1, rồi vào lớp 6, lớp 10 chất lượng cao.

Năm nay một số trường trung học cơ sở chất lượng cao sẽ thực hiện trở lại việc thi tuyển đầu vào lớp 6, vì thế gánh nặng học hành để thi cử càng nặng hơn. Một ngày học bốn ca như đứa bé hàng xóm nhà tôi chắc phải là chuyện phổ biến lắm.

Khoa học đã chứng minh một ngày con người phải được ngủ 8 giờ đồng hồ. Với tần suất học 4 ca một ngày, chưa tính thời gian ăn uống, đi lại, sinh hoạt cá nhân, thì những đứa trẻ kia sẽ ngủ vào lúc nào để tái tạo sức lực theo đuổi chuyện học. Liên tục như thế, những đứa trẻ kia sẽ bước vào lớp như con rô bốt, tiền học phí trả cho chúng đi học sẽ trở nên vô nghĩa. Thay cho “nhồi nhét” hãy để lũ trẻ được chọn cách học sao cho việc tiếp thu được thoải mãi nhất.

Dường như ít người lớn nghĩ đến điều đó, mà thường ép con mình học giống con người khác nếu không những suất vào trường tốt con người khác sẽ lấy mất.

Thương con cực đoan nhiều người lớn đang chất lên vai lũ trẻ gánh nặng học hành, và đó là điều lo lắng.

An Nhiên

 

Các tin khác:
  • Câu hỏi về năng lực quản lý đất đai (18/05/2018-3:29)
  • Đi theo đám đông: Sự vô thức và đáng trách (16/05/2018-22:00)
  • Quyết sách đúng, hành động trúng (14/05/2018-7:46)
  • Nhận thức phải đúng mức (11/05/2018-10:08)
  • Du lịch dựa vào cộng đồng (09/05/2018-14:58)
  • Quyết liệt nhưng phải bền vững (07/05/2018-14:52)
  • Không thể là chuyện… làm cho phải phép (02/05/2018-8:47)
  • Thành phố lúc mười giờ (28/04/2018-20:53)
  • Tháng Công nhân và yêu cầu truyền thông thay đổi nhận thức (27/04/2018-9:18)
  • Tốn kém mà đem lại lợi ích thì không phải là lãng phí (24/04/2018-8:52)