Thứ bảy, ngày 20/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Khi chỗ ngồi của học sinh lên mạng xã hội… (08/06/2018-7:45)
    (NLBTH) - Cuộc đua vào lớp học đầu cấp chất lượng cao, nhất là lớp 1 đã rất “nóng” dù còn tới hơn hai tháng nữa năm học mới bắt đầu.
Hình ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet

Mong muốn con em mình được học ở những cơ sở giáo dục chất lượng cao là điều bình thường với nhiều phụ huynh. Điều không bình thường ở chỗ, quyền đi học của trẻ đã bị đánh tráo và định lượng thành tiền rồi rao bán trên mạng xã hội.

Đây không còn là thông tin ngụy tạo, mà đã được dại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận, yêu cầu cơ sở giải trình.

Sự vào cuộc của cơ quan quản lý giáo dục cao nhất cho thấy trách nhiệm trước thông tin, nhưng đã rất muộn khi căn bệnh chạy trường, chọn lớp đã trở nên rất nghiêm trọng, và phổ biến ở nhiều nơi. Chuyện công khai rao bán “bán” suất vào lớp học đầu cấp ở một số trường học chất lượng cao tại Hà Nội những ngày qua là một sự trắng trợn, như giọt nước làm tràn ly.

Xuất hiện ở nơi hỗn độn nhất như mạng xã hội bằng một sự ồn ào, đồng nghĩa với việc chỗ ngồi của học sinh có nguy cơ trở thành một thứ hàng hóa, nhiều người không còn coi trường học là nơi tôn quý, quyền đi học của trẻ phải được tôn trọng nữa.

Mạng xã hội là nơi để người ta giao dịch điện tử khi có nhu cầu, nhưng qua đó cũng giúp người ta nhìn đầy đủ hơn chân tướng sự việc… Đưa giáo dục lên mạng xã hội đồng nghĩa với việc người ta chấp nhận rằng, với giáo dục cũng phải giao dịch.

Chạy trường là một dạng tham nhũng trong giáo dục, đã được nhắc đi nhắc lại trong thời gian dài nhưng các cấp quản lý chưa thể giải quyết triệt để. Nó có thật sự khó đến như vậy không hay bởi nó liên quan đến lợi ích của nhiều người?

Nếu được quản lý chặt từ chính những người quản lý giáo dục, thì giáo viên dù có muốn cũng khó có cơ hội, “cò” giáo dục không có nơi để móc nối.

Vì lòng tham mà người ta đang biến chỗ ngồi của học sinh trở thành chỗ ngồi của người bán hàng ở chợ. Học sinh muốn có chỗ ngồi tốt bố mẹ chúng phải bỏ tiền ra “mua” như người ta đi mua ki ốt để ngồi bán hàng ở chợ vậy. Giáo dục bị rẻ rúng cho thấy đạo đức nghề nghiệp trong ngành đã xuống tới mức rất thấp.

Nếu nhà trường tuyển sinh đầu cấp đúng đối tượng, học lực và chỉ tiêu; nếu phụ huynh chấp nhận cuộc chơi của con em mình một cách sòng phẳng, chính danh đi vào “cửa trước” của trường học, thì giáo dục đâu phải chịu tai tiếng.

Phú quý đang sinh ra những căn bệnh, và chính họ đang phải vật lộn với căn bệnh ấy.

Cát Điền

 

Các tin khác:
  • Khi không cùng lợi ích (05/06/2018-2:18)
  • Sẽ không còn “khoảng tối” quyền lực (02/06/2018-21:42)
  • Cần sự đầu tư khôn ngoan và trách nhiệm hơn (31/05/2018-8:24)
  • Đường sữa dành cho người có năng lực (29/05/2018-13:35)
  • “Chiếc bùa” chữ nghĩa (28/05/2018-10:25)
  • Mất mát không nhỏ (25/05/2018-15:29)
  • Nỗi lo từ những người tâm thần trên phố (21/05/2018-21:58)
  • Áp lực từ tình thương (21/05/2018-8:23)
  • Câu hỏi về năng lực quản lý đất đai (18/05/2018-3:29)
  • Đi theo đám đông: Sự vô thức và đáng trách (16/05/2018-22:00)