Thứ sáu, ngày 19/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Thích thú với điều đáng sợ (19/06/2018-15:13)
    (NLBTH) - Tôi cố ngoảnh mặt đi trong khi rất nhiều người thi nhau kể và có động tác minh họa về một vụ đánh ghen kinh hoàng vừa diễn ra tại thành phố Thanh Hóa.
Hình ảnh vụ đánh ghen ở thành phố Thanh Hóa trên mạng xã hội

Một vụ đánh ghen mà chỉ nghe thôi đã rùng mình, chứ đừng nói là nhìn. Thế mà nhiều người lại thích thú.

Hôm qua, trong cuộc họp, một lãnh đạo ngành ngồi cạnh còn oang oang vào tai tôi, thậm chí còn thêm mắm thêm muối để ly kỳ câu chuyện đánh ghen.

Vì sao người ta lại hào hứng đến thế trước nỗi đau của cả hai: cả người bị đánh ghen và người đi đánh Hình ảnh vụ đánh ghen ở thành phố Thanh Hóa trên mạng xã hội?

Nhớ có lần ở cổng cơ quan, một phụ nữ bị nhóm người xông đến vật ngã ra đường, chửi bới, và cuối cùng là cắt trọc tóc trên đầu trước sự chứng kiến của nhiều người, nhưng đã không có ai lên tiếng.

Nhiều người còn xỉa xói, bảo đáng đời đứa đi cướp chồng người khác.

Chúng ta chỉ biết căm hờn, và trút giận. Chúng ta có lường hết được tác động từ điều mà chúng ta cho là đúng chưa? Và nếu thế, thì đó chính là một cách dung túng, tiếp tay cho sự xem thường kỷ cương, luân lý.

Cứ thế, chưa chắc người bị đánh ghen đã sợ hãi trước sự tấn công và xỉa xói, mà có thể càng làm tăng sự uất hận, khiến họ lún sâu vào sự lầm lạc.

Trong một bộ phim mà tôi đã xem có bối cảnh nông thôn Việt Nam thời phong kiến kể về một phụ nữ bị có quan hệ với một người đã có vợ, sau đó lý trưởng triệu tập hội đồng hương lão ra đình để phạt vạ, cắt một phần tóc.

Ngoại tình là câu chuyện đạo đức khủng khiếp thời phong kiến, nhưng nó vẫn được xử lý thể hiện ít nhiều sự nhân văn, tạo cơ hội cho người mắc lỗi sửa sai.

Bây giơ hệ thống pháp luật đầy đủ, nhưng chúng ta, trong nhiều trường hợp vẫn ứng xử bằng thứ được xem như là… luật rừng!

Chúng ta đang bị cảm xúc che mắt hơn là sự khôn ngoan của lý trí, sự hiểu biết để ứng xử trong một xã hội pháp luật.

Ngoại tình là thứ không thể dung túng, nhưng cần sự buông bỏ, dung tha.

Có thể lắm chứ, con người bị cuốn vào những câu chuyện ngoại tình bằng một lý do nào đó, chứ chưa hẳn đã là chủ ý. Cần sự dang tay để người mắc lỗi “quay lại là bờ” hơn là dùng bạo lực để giải quyết. Mọi sự thêm bớt quanh câu chuyện ngoại tình vừa xảy ra ở thành phố Thanh Hóa chính là chúng ta đang làm cho sự việc trở nên phức tạp và đi xa hơn.

Từ câu chuyện này, câu hỏi được đặt ra là có nên tiếp cận nỗi đau của người khác, nhất là nỗi đau tình cảm bằng sự thích thú và thêm bớt đến thế không?

An Nhiên

 

Các tin khác:
  • Để bước chân không… “hồn nhiên” (15/06/2018-11:26)
  • Vực dậy niềm tin phòng, chống tham nhũng (11/06/2018-8:38)
  • Giọt nước mắt mùa thi (10/06/2018-7:05)
  • Khi chỗ ngồi của học sinh lên mạng xã hội… (08/06/2018-7:45)
  • Khi không cùng lợi ích (05/06/2018-2:18)
  • Sẽ không còn “khoảng tối” quyền lực (02/06/2018-21:42)
  • Cần sự đầu tư khôn ngoan và trách nhiệm hơn (31/05/2018-8:24)
  • Đường sữa dành cho người có năng lực (29/05/2018-13:35)
  • “Chiếc bùa” chữ nghĩa (28/05/2018-10:25)
  • Mất mát không nhỏ (25/05/2018-15:29)