Thứ tư, ngày 24/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Tự quản và nở rộ căn bệnh hình thức (03/07/2018-8:10)
    (NLBTH0 - Nhiều con đường, nhiều khu dân cư được gắn những tấm biển tự quản của các tổ chức đoàn thể như Cựu chiến binh, Phụ nữ, Thanh niên.
Hình ảnh chỉ có tinh minh họa, từ internet

Tôi từng rất thích những tấm biển ấy bởi nó góp phần đáng kể vào phòng trào bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng đô thị văn minh, những khu dân cư kiểu mẫu.

Thậm chí có nhưng mô hình tự quản như Cựu chiến binh đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên Quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn huyện Hà Trung từng nổi tiếng cả nước, rất xúc động với những cựu chiến binh không kể nắng mưa, tuổi tác đi “vác tù và” mỗi ngày. Những tấm gương đầy lay thức và có sức lan tỏa.

Nhưng những mô hình hiệu quả như thế không nhiều. Những tổ dân cư tự quản, những con đường tự quản gắn tên với tổ chức đoàn thể ở địa phương có thể nhiều về số lượng, nhưng thực chất việc làm thì không nhiều, nếu không muốn nói là có những tấm biển “tự quản” được cắm chỉ để nhằm “xí phần” thành tích.

Con đường mà tôi biết chỉ cách thành phố Thanh Hóa vài cây số, mỗi cuối tuần cả xóm tự giác dọn vệ sinh. Nhưng vài năm nay cây cỏ um tùm hai bên đường có cảm giác như đường hoang.

Thực ra con đường vẫn có nhiều người qua lại, nhưng người dọn dẹp thì không. Tự quản gắn liền với tự nguyện, nhưng tự nguyện với nhiều người bây giờ cũng phải có điều kiện, nghĩa là phải đôn đốc, phải có mục tiêu mới làm. Dù rằng con đường vẫn gắn tên với trách nhiệm của Hội Phụ nữ, với Đoàn thanh niên địa phương, nhưng không có tổ chức nào đứng ra để lo đôn đốc cả.

Những tấm biển được gắn tên trang trọng một thời ở nhiều con đường, nhiều khu dân cư giờ phần nhiều bị gãy, cây cỏ và rác che lấp, thậm chí bị sử dụng để dán quảng cáo hay chỉ dẫn đường đi...

Ngay đến tấm biển ghi danh tổ chức của mình mà những người trong tổ chức ấy còn không quản lý được thì nói gì đến thứ lớn hơn. Phát triển phong trào để huy động sức mạnh cộng đồng là cần thiết, nhưng cần thiết hơn là đảm bảo tính ổn định của phong trào. Muốn làm được phải có nhân cốt, lớn hơn là sự hy sinh... Nhưng điều đó đã trở nên khó khăn hơn khi những người dám hy sinh bây giờ không nhiều, căn bệnh hình thức thì đang có nguy cơ nở rộ.

Mỗi lần đi qua tấm biển ghi danh đường phố phụ nữ hay cựu chiến binh tự quản tôi lại thấy lành lạnh tiếc nuối trong người. Những tấm biển có ở nhiều nơi, và chỉ tiếc nuối thôi thì liệu có làm thay đổi được không?

An Nhiên 

 

Các tin khác:
  • Yêu cầu đổi mới công tác cán bộ (02/07/2018-8:02)
  • Trở về nơi ấm áp, yêu thương (29/06/2018-8:40)
  • Sự giật mình đắt giá (25/06/2018-10:48)
  • Quẹt thẻ ở vỉa hè (24/06/2018-8:06)
  • Làm phiền trong mùa thi (22/06/2018-9:34)
  • Để nghề chính trực và nhân văn (20/06/2018-8:35)
  • Thích thú với điều đáng sợ (19/06/2018-15:13)
  • Để bước chân không… “hồn nhiên” (15/06/2018-11:26)
  • Vực dậy niềm tin phòng, chống tham nhũng (11/06/2018-8:38)
  • Giọt nước mắt mùa thi (10/06/2018-7:05)