Thứ năm, ngày 28/03/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Ấn tượng về nhà báo Mỹ Anthony Knopps (06/07/2018-7:59)
    - Trong quá trình tác nghiệp và làm công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình, tôi có dịp được tiếp xúc với nhà báo mỹ Anthony Knopps, kênh truyền hình ABC 13 đã giúp tôi và đồng nghiệp Việt Nam hiểu hơn về góc nhìn của các nhà báo truyền hình quốc tế về nghề nghiệp, về cách quản lý kênh truyền hình.
Nhà báo Mỹ Anthony Knopps chia sẻ kinh nghiệm trong hội thảo "Quản lý truyền hình" tại VTV.
Ảnh: VTV

Bén duyên nghề báo

Ngày còn nhỏ, tôi không nghĩ mình sẽ làm nghề báo. Khoảnh khắc tôi đưa ra quyết định này đã đến khi tôi còn là học sinh. Cha tôi là giáo viên ở trường cấp 3 và tại các trận thi đấu bóng rổ của trường, ông thường là người điều khiển bảng tỷ số điện tử.

Một tối, tôi đã đi cùng và ngồi sau ông trong một trận đấu. Tôi được ngồi ở hàng ghế dành riêng cho các nhà báo. Một trong số họ - phóng viên tờ Kansas City Star - đã nói chuyện với tôi. Sau đó, anh ta đưa tôi số điện thoại và nhờ tôi gọi điện báo kết quả sau khi trận đấu kết thúc, vì anh ta phải đi đưa tin về một trận đấu khác. Tất nhiên tôi đã giúp anh ta. Sau khi trận đấu kết thúc, tôi gọi và báo cho anh ta tỷ số trận đấu.

Sáng hôm sau, tôi đọc một tờ báo của Kansas City Star và thông tin tôi cung cấp cho phóng viên đã được viết thành một bài báo. Khi tôi cho bố mẹ xem, họ đã rất thích thú. Một tuần sau, tôi nhận được một lá thư, gửi từ người phóng viên của tờ Kansas City Star. Anh ta viết thư cảm ơn tôi vì đã giúp đỡ, và kèm theo đó là một tờ séc 3.00$ với dòng ghi chú “giờ thì cậu là một nhà báo thực thụ”. Đó là lúc tôi quyết định con đường sự nghiệp của mình. Nhà báo Mỹ Anthony Knopps chia sẻ.

Khi quyết định lựa chọn nghề báo, ông rất hứng thú với khái niệm đi tìm sự thật. Theo ông, đó là nhiệm vụ quan trọng nhất của một nhà báo, chỉ khi chúng ta đi tìm sự thật, chúng ta mới hiểu về bản thân mình.

Chính những kiến thức ngành Triết học mà ông tiếp thu được khi học đại học đã giúp ích rất nhiều trong tác nghiệp và hiểu hơn về thế giới xung quanh, từ đó có thể đánh giá một tình huống và quyết định mình sẽ kể lại câu chuyện đó như thế nào trên truyền hình.

Chuyến đi tác nghiệp tại Israel năm 2011 là kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với Anthony Knopps, khi ông đã học được rất nhiều điều đối với cuộc đời làm báo của mình. Trước đó, theo yêu cầu của ông và kênh truyền hình ABC 13 nơi ông là Phó Giám đốc, quyết định đưa tin về đội bóng rổ nữ của Đại học Toledo, khi họ du đấu ở Israel. Đội bóng này mới giành giải vô địch của Giải đại học bóng rổ toàn quốc và cầu thủ được trao tặng danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu” đến từ Hoshaya, Israel.

Chuyến du đấu không chỉ là một dịp để Naama Shafir quay lại thăm quê hương mình, mà còn là cơ hội để cô chia sẻ về văn hóa và lối sống của mình với những người đồng đội đã sát cánh cùng cô trong cả mùa giải qua. Naama là người Do Thái chính thống duy nhất thi đấu ở giải bóng rổ đại học Mỹ. Do vậy, cô vẫn phải tuân theo những quy định nghiêm khắc về thời gian thi đấu, nơi ăn uống, và thậm chí cả cách cô di chuyển đến các trận đấu.

Được Naama đưa đến đất nước của cô và mang câu chuyện của những người phụ nữ nơi đây tới khán giả ở Mỹ là một điều đặc biệt. Có những cầu thủ khác trong đội không có khả năng tài chính để đi du lịch ngoài bang Ohio, chứ không nói đến ngoài nước Mỹ. Trong số các cầu thủ này cũng có nhiều người theo đạo. Được nhìn thấy họ đi xuống những con phố của Jerusalem và Bethlehem - nơi người ta tin là Chúa Jesus đã từng sống - là một trải nghiệm khiến tôi xúc động và đã in vào tâm trí ông.

Nhà báo Anthony Knopps cùng các đồng nghiệp Việt Nam trong chuyến thăm Hạ Long.
Ảnh: TGCC

Luôn biết tạo cảm hứng

Với Anthony Knopps để phát huy hiệu quả của một ê-kíp sản xuất chương trình truyền hình, đầu tiên người quản lý phải hiểu điểm mạnh của mỗi thành viên trong nhóm và những điểm mạnh này có thể bổ trợ nhau như thế nào. Như chúng ta đã học, sức mạnh của mỗi cá nhân nằm ở tập thể và sức mạnh của cả tập thể nằm ở từng cá nhân. Chúng ta phải luôn tìm các cách khác nhau để mọi thành viên có thể đóng góp tích cực cho cả ê-kíp.

Khi trong ê-kíp có những “ngôi sao” gánh vác mọi việc, những người còn lại sẽ chỉ đứng nhìn và cả ê-kíp đó sẽ bị coi là thất bại. Những người quản lý phải biết khi nào các “ngôi sao” nên lùi lại và nhường công việc lại cho những người khác. Có thể ban đầu họ sẽ thất bại, nhưng qua nỗ lực họ sẽ trở nên giỏi hơn và cả nhóm sẽ trở nên vững mạnh hơn.

Đối với ông, những nhà quản lý truyền hình giỏi cũng giống như các nhà quản lý nói chung, phải sẵn sàng hiểu những nhân viên mình quản lý. Họ phải hiểu động lực công việc của từng cá nhân và mỗi cá nhân có thể đóng góp như thế nào vào sự thành công của cả nhóm. Các nhà quản lý gặp phải rất nhiều khó khăn không bắt nguồn từ cơ quan mà bắt nguồn từ những yếu tố ngoài công việc gây ảnh hưởng đến nhân viên của mình. Nếu một nhân viên gặp phải vấn đề cá nhân, người quản lý cần hiểu tầm ảnh hưởng của tình huống đó lên công việc của toàn nhóm và tìm cách giảm thiểu những tác động xấu.

Các nhà quản lý cũng cần phải tạo ra không khí bình tĩnh khi cần thiết và tạo ra động lực khi cần thiết. Để làm được việc này, các nhà quản lý cần giữ vững niềm tin vào những phẩm chất cốt lõi. Mặc dù đôi khi họ sẽ phải đánh đổi một vài thứ để giải quyết một vấn đề, họ sẽ không bao giờ đánh đổi những phẩm chất trách nhiệm, danh dự, liêm chính. Và cuối cùng, các nhà quản lý phải tự cho phép bản thân mắc sai lầm. Huấn luyện viên bóng rổ nổi tiếng người Mỹ John Wooden đã từng nói, nếu bạn không mắc lỗi thì bạn đang không làm gì cả, vì một người dám làm thì sẽ thường mắc lỗi.

Đối với những đồng nghiệp Việt Nam, theo ông, thử thách lớn nhất hiện giờ là giúp các nhà quản lí truyền hình tự tin vào bản thân và biết truyền lửa cho những thành viên trong đài truyền hình. Với những kỹ năng nghiệp vụ chắc chắc, đạo đức nghề nghiệp nhiều đồng nghiệp Việt Nam mà ông có điều kiện công tác đều có thể trở thành những đồng nghiệp tuyệt vời của ông tại Mỹ, hãy tạo điều kiện để phóng viên có cơ hội thể hiện bản thân.

Anthony Knopps đã học được một điều - thứ quyết định thành công hay thất bại là nguồn cảm hứng. Nếu những người quản lý biết tạo ra nguồn cảm hứng, thì họ sẽ truyền lại nguồn cảm hứng đó cho người khác và sẽ không có thứ gì ngăn cản được sự thành công của họ!

Theo Vũ Quang/Người làm báo

 

Các tin khác:
  • Đổi mới cách làm ký sự truyền hình (05/07/2018-8:16)
  • Câu chuyện của sự phối hợp (28/06/2018-8:30)
  • Để có những mùa « quả ngọt » (28/06/2018-8:20)
  • Nguyễn Hồng Vinh: Mãi là người “giữ lửa”! (26/06/2018-10:55)
  • Nguyễn Uyển - Nhà báo cần cù và cẩn trọng (26/06/2018-10:53)
  • Nhà báo Mỹ Trà: Dành trọn tình yêu cho biển đảo (26/06/2018-11:50)
  • Báo chí Thanh Hóa cần làm tốt hơn nữa vai trò định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận xã hội (25/06/2018-10:35)
  • Bàn về đạo đức người làm báo thời cách mạng công nghiệp 4.0 (22/06/2018-9:27)
  • Chắt lọc tinh túy của báo chí, tôn vinh cống hiến của nhà báo - Trăn trở và mong đợi (20/06/2018-8:25)
  • Quyết liệt… cần nhưng chưa đủ (20/06/2018-8:22)