Thứ ba, ngày 16/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Đời sống xã hội
Cảnh báo hành vi mạo danh công ty tài chính chiếm đoạt tiền (27/07/2018-16:19)
    Các đối tượng lừa đảo thuyết phục khách hàng qua mạng xã hội, điện thoại làm hồ sơ vay tiền bằng hợp đồng giả sau đó thu phí và biến mất.
Các đối tượng mạo danh công ty tài chính làm giả hồ sơ vay tiền nhằm thu phí của
người tiêu dùng - (Ảnh minh họa: vaytienbangsim)

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) - Bộ Công Thương cho biết, thời gian vừa qua đã tiếp nhận thông tin từ một số công ty tài chính và người tiêu dùng về tình trạng mạo danh công ty tài chính nhằm chiếm đoạt tiền.

Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền bằng cách liên hệ với người tiêu dùng qua facebook, điện thoại và tự nhận là nhân viên công ty tài chính và tư vấn làm hồ sơ vay tiền, đồng thời đưa ra các thông tin ưu đãi về chương trình cho vay nhằm thuyết phục khách hàng vay.

Các đối tượng này sẽ làm giả hợp đồng giải ngân kiêm khế ước nhận nợ với con dấu giả, làm giả bảng ước tính số tiền phải trả hàng tháng để tạo lòng tin cho khách hàng nhằm thức hiện hành vi lừa đảo; Đồng thời làm giả thẻ nhân viên công ty để chiếm lòng tin của khách hàng.

Tuy nhiên, sau khi nộp phí xử lý hồ sơ theo hướng dẫn, người tiêu dùng không thể liên hệ được với đối tượng. Khi kiểm tra lại thông tin tại công ty thì phát hiện bị đối tượng mạo danh công ty để lừa đảo. Với những trường hợp nêu trên, các công ty tài chính sẽ không có cơ sở để hỗ trợ người tiêu dùng.

Nhằm ngăn chặn tình trạng người tiêu dùng bị lừa đảo khi vay tiêu dùng, Cục CT&BVNTD khuyến cáo người tiêu dùng không nên tiếp nhận tư vấn vay tiêu dùng qua mạng xã hội hoặc cung cấp các thông tin cá nhân trên mạng xã hội vì đối tượng có thể lợi dụng để khai thác thông tin và lừa đảo.

Người tiêu dùng không nên thực hiện việc xử lý hồ sơ tại nhà, chỉ thực hiện tại các điểm giới thiệu dịch vụ của Công ty (người tiêu dùng có thể tham khảo thông tin này trên trang web hoặc tổng đài của công ty, chỉ tiếp nhận thông tin tư vấn từ số máy bàn của công ty hoặc tổng đài, hạn chế tiếp nhận thông tin tư vấn từ số điện thoại di động.

Trong quá trình tiếp nhận tư vấn, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về việc công ty có yêu cầu cung cấp giấy tờ bản gốc hay không. Trong trường hợp công ty không yêu cầu, mà người tự nhận là nhân viên yêu cầu cung cấp bản chính giấy tờ để lưu giữ thì người tiêu dùng phải đề cao cảnh giác và cần kiểm tra lại thông tin.

Theo Cục CT&BVNTD, đi kèm với sự phát triển của công nghệ thông tin, các hình thức làm giả, mạo danh ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Do vậy, người tiêu dùng cần chủ động nâng cao cảnh giác khi tiếp cận các thông tin; thường xuyên có thói quen kiểm tra lại thông tin trước khi tiến hành giao dịch. Cùng với đó, người tiêu dùng cần chủ động chia sẻ và trao đổi các thông tin cảnh báo để bạn bè, người thân có thể biết và phòng ngừa./.

Theo Nguyễn Quỳnh/VOV.VN

 

Các tin khác:
  • Người Việt vì sao khó cất lời xin lỗi? (27/07/2018-9:40)
  • Giảm giá dịch vụ y tế: Ai mừng ai lo? (24/07/2018-8:02)
  • Hưởng ứng sáng kiến “Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và nhà trường” (20/07/2018-15:45)
  • Giáo dục xứ Thanh qua các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế (16/07/2018-9:40)
  • Những đứa trẻ không có mùa hè (16/07/2018-9:33)
  • Kết liễu giấy phép con kiểu ‘có cũng như không’ (14/07/2018-7:45)
  • Liều thuốc đặc trị cho căn bệnh sợ… thanh tra (14/07/2018-7:43)
  • Cán bộ, đảng viên không chỉ thượng tôn pháp luật, mà còn phải đi đầu đưa pháp luật đến với nhân dân (11/07/2018-9:20)
  • Xây dựng cơ chế đánh giá công việc sẽ loại được “cán bộ làng nhàng” (07/07/2018-21:11)
  • Đừng biến cơ quan nhà nước thành nhà… 'tình nghĩa' (06/07/2018-21:10)