Thứ sáu, ngày 19/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Xoá rào cản nhỏ, để thực hiện quyết tâm lớn (28/08/2018-8:20)
    (NLBTH) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Mục tiêu của Thanh Hoá là từ nay đến năm 2030 dẫn đầu khu vực về lĩnh vực công
nghiệp chế biến, chế tạo, dệt may, da giầy. (Ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet)

Mục tiêu đặt ra là từ nay đến năm 2030 phát triển công nghiệp với tốc độ cao, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo lớn của cả nước, dẫn đầu khu vực về lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, dệt may, da giầy, lọc hóa dầu, thực phẩm xuất khẩu. Đến năm 2045 tập trung phát triển công nghiệp theo chiều sâu, đưa Thanh Hóa thành một trong những trung tâm công nghiệp của cả nước. Tỷ trọng công nghiệp trong GRDP toàn tỉnh tăng từ 28,6% năm 2018 lên 37,2% vào năm 2030; lao động công nghiệp đến năm 2030 đạt khoảng 950.000 người.

Chúng ta có điều kiện để đáp ứng cho điều đó như có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, một số tài nguyên, khoáng sản… vấn đề còn lại là nguồn nhân lực sẽ bố trí như thế nào để vận hành phù hợp.

Trong định hướng xây dựng các chính sách, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã hết sức chú trọng đến vấn đề chính sách phát triển nguồn nhân lực công nhiệp.

Cùng với chủ trương đây mạnh thực hiện Chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020; hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên thông thị trường lao động công nghiệp cả về quy mô, chất lượng đào tạo, cơ cấu ngành nghề; khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp hợp tác cùng cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo, đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật... kế hoạch đã chỉ ra vấn đề rất cần thiết là: Cần có chính sách thu hút nhân tài, người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có năng lực đổi mới sáng tạo, nhất là đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ doanh nhân công nghiệp có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, có đạo đức kinh doanh và tinh thần, trách nhiệm với cộng đồng, quê hương. Xây dựng đội ngũ công nhân có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tay nghề cao, có năng lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới... Đây là vấn đề hết sức cần thiết, nhưng để giải quyết cần phải có thời gian. Thanh Hóa có nhiều doanh nghiệp, đội ngũ công đông đảo, nhưng cơ bản còn sản xuất theo kiểu “ngắn hạn”. Chưa nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư để có những sản phẩm mang tính “đón đầu”,  đáp ứng công nghiệp chế biến sâu. Đội ngũ công nhân phần đa từ nông thôn ra, chưa nhiều công nhân kỹ thuật bậc cao, lại không có nhiều sự ràng buộc với doanh nghiệp. Những “rào cản” này là không hề nhỏ cho quyết tâm lớn.

Từ nay đến năm 2030 còn một khoảng cách, nhưng nếu doanh nghiệp và người lao động không xác định được tâm thế rõ ràng để có sự thay đổi, thì sẽ khó trở tay.

Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Tiết chế cảm xúc (27/08/2018-14:17)
  • Nhất quán với người tài (24/08/2018-9:26)
  • Niềm tin tự tâm mình (21/08/2018-7:55)
  • Nhìn từ sự giả dối… (20/08/2018-11:17)
  • Sự khác thường đáng hoan nghênh (17/08/2018-19:07)
  • Cuộc chiến chống tin giả: Báo chí chính thống có vai trò lớn (14/08/2018-10:15)
  • Nhìn từ việc cán bộ đi học (13/08/2018-8:36)
  • Nhập học trong lặng lẽ (12/08/2018-11:18)
  • Không lẽ người dân nói dối? (11/08/2018-10:29)
  • Tấm pano và vòi nước (08/08/2018-7:28)