Thứ sáu, ngày 19/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Tranh biện vỉa hè (13/11/2018-8:07)
    (NLBTH) - Con đường nơi tôi ở vừa được thi công kéo dài. Đó là một khu phố thuộc khu đô thị Đông Bắc Ga, thành phố Thanh Hóa.
Hình ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet

Quá trình đào nền đường để thi công khiến ống nước sạch bị hở, chảy ra bên ngoài. Người giám sát thi công liên lạc với phía Công ty cấp nước sạch để báo hỏng, một hồi sau có chị cán bộ được cho là người của Công ty cấp nước sạch đến hiện trường. Chị và người giám sát thi công đường tiến về khu vực đường ống nước bị rò rỉ cùng thảo luận.

Người giám sát thi công trình bày lý do chảy nước là bởi phần đệm cao su giữa đường ống chính và đường ống dẫn vào một nhà dân bị lệch, rồi đề nghị chị cán bộ Công ty cấp nước sạch cho khóa van chính đường ống dẫn vào con đường để mình khắc phục, không cần vật tư và nhân lực khác. Việc này anh đã thực hiện nhiều lần ơ nơi khác, và cam chắc đó là hướng giải quyết đơn giản, nhanh chóng, nhưng không được chấp nhận. Chị cán bộ Công ty cấp nước sạch vẫn nhất mực là không có chiếc van nào cả. Đơn vị thi công đường làm hỏng đường ống nước, sửa chữa hết bao nhiều tiền bên thi công đường phải chi trả.

Sau một hồi thuyết phục bất thành, người giám sát thi công đường không còn giữ được bình tĩnh. Anh bảo việc làm đường cũng là làm cho Nhà nước, trước khi thi công đơn vị đã thông báo cho Công ty cấp nước sạch biết để phối hợp, nên việc khắc phục là trách nhiệm chung, xin không nặng lời.

Thế nhưng mặc kệ người giám sát thi công đường trình bày, chị cán bộ Công ty cấp nước sạch vẫn giữ quan điểm là không nhượng bộ. Chị nói việc cấp nước sạch cũng là phục vụ dân sinh, và chốt lại là sẽ gọi công nhân đến sửa chữa.

Một hồi lâu sau công nhân cũng đến, và chỉ ít phút đường ống nước đã được khắc phục chẳng tốn chút vật liệu nào, đúng như cách người giám sát thi công đường trình bày trước đó.

Câu chuyện không lớn nhưng cứ khiến tôi suy nghĩ. Cả hai bên đều nhận thức được rằng việc mình đang làm là đều vì cái chung cho Nhà nước, phục vụ lợi ích dân sinh, nhưng tại sao chẳng bên nào chịu nhương bộ bên nào cả. Lẽ ra họ cần thiện chí thống nhất phương án để nhanh chóng khắc phục sự cố, thì lại lại sa vào tranh biện nhằm bảo vệ cái lý của mình nhiều hơn là lo cho Nhà nước.

Nếu như sự việc được chủ động khắc phục như đề xuất ban đầu của người giám sát thi công đường thì nước sạch đã không chảy lãng phí ra môi trường, và người dân trong khu phố cũng không phải tụ tập lại ở vỉa hè để nghe tranh biện.

An Nhiên 


 

Các tin khác:
  • Giảm điều kiện, tăng hậu kiểm (11/11/2018-22:12)
  • Thượng tôn pháp luật (09/11/2018-8:02)
  • Hình ảnh từ thiện từ hai góc nhìn (07/11/2018-7:56)
  • Ngăn sự vô thức, chặn thói chơi ngông (06/11/2018-9:29)
  • Căn bệnh ý chí (05/11/2018-9:22)
  • Vết xe đổ phải tránh (01/11/2018-18:56)
  • Cơ hội soi sửa mình (29/10/2018-8:52)
  • Khu phố ngập nước (27/10/2018-23:42)
  • Không lo lắng thụ động (21/10/2018-10:53)
  • Con đường đi học (21/10/2018-19:51)