Thứ năm, ngày 28/03/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Bênh vực cảm xúc (27/11/2018-8:20)
    (NLBTH) - Một đoàn xe chở hàng cồng kềnh cắt ngang đường, cùng lúc chiếc xe mô tô phân khối lớn chạy tới va vào chiếc xe thồ khiến cả hai cùng ngã xuống đường. Ngay lập tức nhiều người tham gia giao thông xúm lại giúp người phụ nữ điều khiển xe thồ, đưa chiếc xe vào vỉa hè, kệ chiếc xe mô tô và người điều khiển nhăn mặt vì đau trên đường. Ai đó còn nói là cho chừa thói anh hùng!
Hình ảnh chỉ có tính minh hoạ, từ internet

Thật ra người điều khiển xe mô tô phân khối lớn đi đúng phần đường, gặp đoàn xe thồ cắt ngang đường nên không làm chủ được tay lái dẫn đến va chạm. Người sai phần nhiều trong trường hợp này thuộc về chủ nhân của những chiếc xe thồ hàng. Thế nhưng nhiều người đi đường lại bênh vực cho cái sai, đúng hơn là họ muốn thể hiện cái tôi của mình, bênh vực cho người yếu thế trong xã hội, lên án sự thiếu ý thức của những người đi xe quá tốc độ, gây tiếng động mạnh trên đường phố làm hỗn loạn tâm lý giao thông.

Không phải người điều khiển xe phân khối lớn trên đường không sai về tốc độ, về phần đường, nhưng trong nhiều hoàn cảnh họ vẫn bị định kiến là sai. Thậm chí còn bị cho là đối tượng có tiền, và muốn thể hiện mình. Còn người điều khiển xe thô sơ thường được xếp vào hàng yếu thế, mưu sinh vất vả, có vi phạm chẳng qua cũng là bởi sức ép cuộc sống, nên dễ thông cảm và cần giúp đỡ. Một sự lên án và bênh vực có phần quy nạp, thiên về cảm xúc.

Ở góc nhìn nhân sinh, bênh vực người yếu thế trong xã hội là việc nên làm, nhưng không vì thế mà lạm dụng. Sử dụng xe thô sơ chở hàng hóa cồng kềnh trên đường phố, đi không đúng phần đường, thiếu quan sát khi điều khiển rẽ hướng là sai. Bênh vực cái sai như thế là cách bênh vực vực mù quáng. Người điều khiển xe phân khối lớn không sai, những bởi cách nhìn có phần định về họ khiến dẫn đến việc nạn nhân không nhận được sự giúp đỡ kịp thời, có thể xem là sự cố chấp.

Trong một xã hội pháp luật mọi ứng xử đều phải tuân theo quy định của pháp luật, chứ không nên theo định hướng của cảm xúc. Tiếc rằng suy nghĩ tương tự như thế không chỉ là sự ứng xử của riêng người tham gia giao thông, mà trong nhiều hoàn cảnh điều đó có cả trong suy nghĩ của một số người được giao nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông, dẫn đến không nhắc nhở, xử phạt nghiêm khắc, khiến nhiều người sử dụng phương tiện thô sơ thản nhiên, xem mình như đối tượng đã “miễn nhiễm” dẫn đến tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ ngày một nhiều hơn. Một cảm xúc đang gây ra một hậu họa rất đáng trách.

An Nhiên

 

Các tin khác:
  • Thôi thúc trách nhiệm cao hơn để đôi tay nghệ nhân không run rẩy (26/11/2018-9:07)
  • Động lực lớn cho mục tiêu cao hơn (22/11/2018-23:18)
  • Minh bạch cho người nghèo (22/11/2018-10:15)
  • Mong muốn nhiều hơn những con số (21/11/2018-9:37)
  • Chiếc nhà vệ sinh trong đầu (16/11/2018-8:38)
  • Tranh biện vỉa hè (13/11/2018-8:07)
  • Giảm điều kiện, tăng hậu kiểm (11/11/2018-22:12)
  • Thượng tôn pháp luật (09/11/2018-8:02)
  • Hình ảnh từ thiện từ hai góc nhìn (07/11/2018-7:56)
  • Ngăn sự vô thức, chặn thói chơi ngông (06/11/2018-9:29)