Thứ năm, ngày 25/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Đề xuất siết lại kỷ cương công sở, trách nhiệm công vụ (17/12/2018-11:29)
    (NLBTH) - Phát biểu thảo luận tại kỳ họp thứ bảy, HĐND tỉnh khóa XVII, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa Ngô Tôn Tẫn đề xuất phải có biện pháp để cho từng vị trí công tác ở từng cơ quan phải “nóng” lên như lãnh đạo, chứ không bình chân như vại mãi thế được.
Tranh chỉ có tính minh họa, từ internet

Một vấn đề không mới, nhưng đáng chú ý, bởi nó được đặt ra từ người đứng đầu cơ quan bảo vệ lợi quyền của người lao động một tỉnh.

Và có thể xem đây là sự lên tiếng không mong muốn khi mà sự việc đã trở nên hết sức trầm trọng. Bởi thường thì tổ chức công đoàn chỉ kiến nghị những vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách cho người lao động khi họ bị thiệt thòi; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho họ sao cho đúng với các quy định của pháp luật. Thế nhưng người đứng đầu Liên đoàn Lao động tỉnh đã đặt ra một vấn đề có phần trách nhiệm nhiều hơn thuộc về cơ quan Nội vụ, đó là kỷ cương công sở, trách nhiệm công vụ.

Từ phát biểu này đối chiếu với thực trạng làm việc ở một số cơ quan, địa phương trong tỉnh, cảm nhận rõ đây là trăn trở lớn, và có cơ sở.

Tại một số kỳ họp Quốc hội, lãnh đạo Bộ Nội vụ cũng đã rất xót xa thừa nhận số người làm việc thực chất trong các cơ quan Nhà nước là không nhiều, có tới khoảng 30% công chức, viên chức trong tình trạng “sáng cắp ô đi, tối xách về”.

Dù Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban hành nhiều văn bản chấn chỉnh nhưng chuyển biết là rất chậm, nếu không muốn nói còn có sự gia tăng ở một số cơ quan.

Nguyên nhân của tình trạng này phần do bộ máy ở nhiều cơ quan cồng kềnh, dư thừa cán bộ, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Trách nhiệm trong phân công công tác, giám sát công việc không cao, không rõ ràng, và gần như không có người phải chịu trách nhiệm chính. Để xử lý kỷ luật là quy trình khó khăn khi có những cán bộ vi phạm nhưng khi xử lý thường không thỏa đáng, nên cũng không có tác dụng răn đe. Phần khác bởi có những cán bộ đem theo tư tưởng làm việc phải gắn với lợi ích, nếu không có thường chểnh mảng, lơ là, thậm chí tìm cách “đá” quả bóng trách nhiệm cho người khác hoặc lên cấp trên…

Dù đã ban hành những quy định nghiêm, cơ quan Nội vụ thành lập những đoàn kiểm tra công vụ đến nhiều địa phương, cơ quan, nhưng quán cà phê, quán nhậu, điểm vui chơi, mua sắm… vẫn thường xuyên có cán bộ công chức, viên chức lui tới trong giờ làm việc.

Đề xuất của người đứng đầu cơ quan bảo vệ lợi quyền cho người lao động khiến chúng ta phải suy nghĩ và điều chỉnh.

Đã đến lúc mỗi công chức, viên chức cần phải xây dựng cho mình một thứ mệnh lệnh cao nhất, có tác dụng lớn nhất chính là mệnh lệnh ý thức. Đó chính là văn bản cao nhất, có tác dụng nhất để thay đổi lề lối, tác phong làm việc.

 

Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Sử dụng quyền ưu tiên (14/12/2018-11:06)
  • Cần thiết, nhưng phải cấp thiết trong thực hiện (11/12/2018-11:15)
  • Sự thách đấu cực đoan và đoạn kết của… thói “anh hùng” (10/12/2018-09:06)
  • Nỗi niềm mùa 76 (06/12/2018-22:33)
  • Chuyện không hề nhỏ (04/12/0018-12:59)
  • Trách nhiệm cộng đồng đấu tranh với “tín dụng đen” (03/12/2018-9:15)
  • Tiết chế cảm xúc! (30/11/2018-8:29)
  • Bênh vực cảm xúc (27/11/2018-8:20)
  • Thôi thúc trách nhiệm cao hơn để đôi tay nghệ nhân không run rẩy (26/11/2018-9:07)
  • Động lực lớn cho mục tiêu cao hơn (22/11/2018-23:18)