Thứ năm, ngày 28/03/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Đời sống xã hội
Không nhân nhượng với tham nhũng vặt (10/01/2019-11:17)
    Tham nhũng vặt tưởng là nhỏ nhưng lại đang gây nên một mối lo ngại lớn cho xã hội, làm mất lòng tin của nhân dân vào bộ máy hành chính nhà nước. Từ xin việc, đến bệnh viện, thậm chí xin giấy chứng tử cũng phải phong bao, phong bì...
Tham nhũng vặt vẫn diễn ra mà chưa có thuốc đặc trị.
 
Tại mỗi kỳ họp Quốc hội, báo cáo tổng hợp, kiến nghị của cử tri, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đều nhắc đến: Cử tri và nhân dân còn bức xúc về nạn “tham nhũng vặt”. Nhiều doanh nghiệp và người dân vẫn phải chi những khoản ngoài quy định khi thực hiện các thủ tục hành chính và chưa hài lòng khi những biểu hiện tiêu cực này chủ yếu được phát hiện thông qua phản ánh, tố giác của người dân hoặc qua báo chí mà rất ít được phát hiện thông qua đấu tranh nội bộ, tự phê bình và phê bình của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức.

Nói như ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp), thì đây là loại tội phạm nhũng nhiễu trong khu vực hành chính, dịch vụ công gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp trong nhiều năm qua. Nếu các nhóm tham nhũng, trục lợi chính sách là nguyên nhân làm suy kiệt nền kinh tế thì tham nhũng vặt với số lượng đông đảo cũng ảnh hưởng lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt làm giảm niềm tin của người dân vào bộ máy công quyền. Tuy nhiên, xử lý vấn nạn này không dễ vì số lượng đông, diễn ra trong nhiều lĩnh vực như một thói quen.

Theo bà Hoa cần tuyên truyền, vận động và làm thay đổi tư duy, thái độ của mỗi người đối với tham nhũng vặt, không coi đó là một phần tất yếu trong giao dịch. Theo bà Hoa, cần có những quy định cụ thể để dễ nhận diện và xử lý tệ nạn tham nhũng vặt trong bộ máy công quyền. Đồng thời, đẩy nhanh cải cách hành chính, hạn chế việc tiếp xúc giữa người dân với công chức thi hành công vụ.

Còn theo ĐBQH Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc), dù công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực nhưng việc ngăn chặn, xử lý tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Tham nhũng vặt vẫn ngang nhiên tồn tại và thường tập trung trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, vi phạm giao thông, hải quan, thuế, cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, đấu thầu, xây dựng, làm giấy tờ nhà đất, giải quyết các thủ tục hành chính ở bộ phận một cửa, trong tuyển dụng, đề bạt, sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm cán bộ công chức, viên chức.

“Tại một số ngành, địa phương, vẫn còn xảy ra hiện tượng cá nhân, doanh nghiệp phải dùng những khoản chi phí để bôi trơn khi đi làm các thủ tục hành chính. Người dân xin cấp phép xây dựng, làm giấy tờ nhà đất phải đi lại nhiều lần, chờ đợi trong thời gian lâu vì các thủ tục rườm rà”- ông Hà đưa ra phân tích và cho rằng, tham nhũng của một số cán bộ, nhân viên tại các cơ quan nhà nước nếu không được chấn chỉnh kịp thời sẽ gây mất niềm tin của nhân dân. Vì vậy ông Hà đề nghị, cần phải kiên quyết xử lý và siết chặt trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra hiện tượng nhũng nhiễu, hành dân trong giải quyết công việc, nhằm lấy lại niềm tin của nhân dân.    

Theo H.Vũ/Báo Đại Đoàn Kết

 

Các tin khác:
  • Dễ "vỡ trận" khi học tự chọn bậc THPT (08/01/2019-17:47)
  • Thị trường tiền tệ khép lại một năm ‘vượt thác’ thành công (07/01/2019-1:18)
  • Những trường hợp nào có nguy cơ bị tinh giản biên chế năm 2019? (18/12/2018-14:02)
  • Quản học sinh thời 4.0: Lấy giáo dục làm gốc (18/12/2018-14:01)
  • Khi sự “xấu hổ” trở nên xa xỉ (17/12/2018-11:26)
  • Sẽ có đề án riêng về cơ quan kiểm soát thu nhập (17/12/2018-11:22)
  • Bộ quy tắc ứng xử trên mạng: Việc cần phải làm! (13/12/2018-13:58)
  • Cần xây dựng kỷ luật không nước mắt (13/12/2018-6:56)
  • Quyền con người ở Việt Nam: Hiểu thế nào cho đúng? (10/12/2018-9:01)
  • Những vấn đề quyền con người đang đặt ra trong xã hội ta hiện nay (10/12/2018-9:00)