Thứ tư, ngày 24/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Coi trọng vai trò của người dân trong phòng, chống tham nhũng (01/07/2019-8:52)
    (NLBTH) - Cần phải phát huy tốt nhất vai trò phát hiện, kiểm tra, giám sát của người dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một trong những nội dung quan trọng vừa được Phó
Tranh chỉ có tính minh họa, từ internet

Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chỉ ra tại hội nghị trực tuyến với các ngành, địa phương phổ biến, triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, có dân thì tham nhũng lớn cũng diệt được, còn thiếu sự tham gia của người dân thì tham nhũng vặt dẹp cũng không xong.

Muốn làm tốt yêu cầu này trước tiên phải biết nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc của người dân để giải quyết thực chất, dứt điểm công việc. Trên cơ sở đó tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người dân.

Trong trường hợp có lỗi, thì phải công khai xin lỗi, khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm. Cần chú trọng sự hài lòng của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính; tổ chức cung cấp dịch vụ công, tổ chức tiếp công dân theo đúng quy định của pháp luật…

Đây là vấn đề dù đã được đề cập khá nhiều trong thời gian qua, nhưng trong nhiều hoàn cảnh lại chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc ngay từ cơ sở.

Có thông tin do người dân cung cấp, tố cáo vẫn chưa được cơ quan chức năng tiếp nhận, kiểm tra một cách trách nhiệm, đầy đủ, xử lý triệt để, dẫn đến người dân phải khiếu nại vượt cấp và kéo dài làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội.

Ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc, cho thấy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhìn ra những thiếu khuyết, khuất lấp trong công tác phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng thời gian qua, nhất là vai trò tham gia của người dân trong công tác này chưa được chú trọng đúng mức.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiến tới làm hài lòng người dân và doanh nghiệp, đòi hỏi các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là cơ quan thanh tra, cơ quan trong khối nội chính phải triển khai thực hiện tốt nhất Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ gắn liền với thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, trong đó cần hết sức coi trọng và phát huy vai trò tham gia của người dân.

Cơ quan chức năng cần xây dựng được cơ chế phù hợp, đảm bảo sự an toàn cần thiết để khuyến khích người dân phát hiện, tố cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho công tác thanh tra, điều tra, xử lý vi phạm...

Xây dựng cơ chế pháp lý đủ mạnh để tăng cường hiệu lực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng là hết sức quan trọng. Nhưng để thực hiện hiệu quả yêu cầu này đòi hỏi phải có một sự nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện, trong đó không thể thiếu vai trò tham gia của người dân.

Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Nâng niu mái ấm (27/06/2019-22:59)
  • Nguy cơ “bom” nước (25/06/2019-22:50)
  • Hãy lan tỏa và nhân lên sự yêu thương (24/06/2019-08:18)
  • Tin tưởng vào sự đổi mới công tác quản lý báo chí (20/06/2019-22:31)
  • Áp lực… “hóa rồng” (19/06/2019-13:06)
  • Tăng cường kỷ luật, lấy lại hình ảnh (17/06/2019-15:43)
  • Pháp luật và vận động (14/06/2019-10:03)
  • Sự thực thi yếu ớt (11/06/2019-15:10)
  • Nâng cao trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng (10/06/2019-11:25)
  • Không tạo tiền lệ xấu (08/06/2019-10:03)