Thứ sáu, ngày 19/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Tin tức - Sự kiện
Bộ TT&TT: Báo chí có nguy cơ bị truyền thông xã hội chi phối, lấn át (16/07/2019-9:38)
    Báo chí có nguy cơ bị truyền thông xã hội "vượt mặt" trong việc cung cấp thông tin đến độc giả, có nguy cơ phụ thuộc vào mạng xã hội và bị dẫn dắt bởi các tin tức giả mạo.
Mạng xã hội có nguy cơ lấn át và chi phối báo chí chính thống. (Ảnh minh họa)
 

Theo báo cáo của Bộ TT&TT, báo chí có nguy cơ bị truyền thông xã hội chi phối, lấn át. Cụ thể, đối với báo chí nói chung, mạng xã hội đang giúp nối dài cánh tay, nếu biết tận dụng. Mạng xã hội có ưu điểm là thông tin được cập nhật vô cùng nhanh chóng, đa dạng, phong phú. Mạng xã hội có thể được sử dụng như một cách thức để báo chí thiết lập những mối quan hệ và lắng nghe ý kiến của công chúng. Báo chí cũng sử dụng mạng xã hội như công cụ để thu thập những thông tin gắn bó, gần gũi với cuộc sống hằng ngày, với địa phương của công chúng.

Tận dụng ưu thế, tính năng "chia sẻ", "bình luận" và "lan truyền" của truyền thông xã hội, nhiều cơ quan báo chí lập các Fanpage trên mạng xã hội để vừa chuyển tải các bài viết trên báo chí theo cách tiếp cận mới, phù hợp với nhu cầu của độc giả trẻ tuổi, vừa tiếp nhận phản hồi của độc giả về nội dung bài viết một cách nhanh chóng, từ đó nắm bắt sự quan tâm của độc giả đối với nội dung phản ánh.

Tuy nhiên, báo chí có nguy cơ bị truyền thông xã hội "vượt mặt" trong việc cung cấp thông tin đến độc giả. Bởi nhờ được cập nhật liên tục những công cụ, tính năng công nghệ mới, mạng xã hội ngày càng nâng cao khả năng "truyền thông" của mình, khiến báo chí mất dần vị thế "độc quyền" của mình trên phương diện này. Thậm chí, có lúc lấn át cơ quan báo chí về độ nhanh nhạy, cập nhật thông tin và cả sự quan tâm của độc giả, đặc biệt trong các vấn đề, vụ việc nhạy cảm, phức tạp.

Đồng thời, thông qua việc sử dụng tài khoản của các thành viên để đăng tải các thông tin, bài viết vi phạm các quy định về cung cấp thông tin trên mạng như tự biên tập, dịch tin, bài từ các trang tin điện tử nước ngoài, tổ chức sản xuất, cung cấp thông tin như cơ quan báo chí. Một số mạng xã hội còn lợi dụng giấy phép để cung cấp phim, ảnh, video vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.

Cũng theo báo cáo của Bộ TT&TT, báo chí có nguy cơ phụ thuộc và bị mạng xã hội dẫn dắt bởi các tin tức giả mạo. Thông tin trên mạng xã hội mang tính cá nhân, phạm vi thông tin dàn trải, vụn vặt, thiếu kiểm chứng, động cơ, mục đích không rõ ràng, thậm chí là với mục đích xuyên tạc, lừa đảo, tung tin giả để lôi kéo sự chú ý. Cơ quan báo chí không kiểm chứng thông tin sẽ dẫn đến thông tin sai sự thật, có thể gây tác động xấu đến dư luận xã hội hoặc ảnh hưởng đến uy tín của tờ báo. Góc độ xử lý vấn đề của cơ quan báo chí bị ảnh hưởng nhiều theo những "trào lưu" mang màu sắc cảm tính trên mạng xã hội.

Báo chí có thể sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào mạng xã hội để tăng lượng truy cập, tạo nguồn thu. Do áp lực về nguồn thu, bài toán kinh tế báo chí, rất nhiều các cơ quan báo chí đang thực hiện những chiến lược nhằm khai thác mạng xã hội để thu hút, gia tăng lượng người truy cập. Việc sử dụng các mạng xã hội đã giúp báo chí quảng bá hình ảnh, thương hiệu chất lượng thông tin đến với hàng tỷ người trong cộng đồng mạng.

Không chỉ vậy, nó còn tạo thêm sự phong phú, nhiều lựa chọn về thông tin cho các thành viên. Sự hội nhập sâu vào các phương tiện truyền thông xã hội là một bước đi quan trọng đánh dấu sự cải thiện tin, bài và gần gũi hơn với các nguồn tin. Các tờ báo mạng điện tử hiện nay hầu như đều được trang bị những ứng dụng để tự động cho phép cập nhật những bài báo của mình lên các mạng xã hội. Đồng nghĩa với đó là số lượt người truy cập vào các tài khoản của các tờ báo cũng tăng lên.

Tuy nhiên, khi những mạng xã hội lớn như Facebook... dùng tính năng hạn chế chia sẻ đường link báo chí trên nền tảng của họ thì báo chí có nguy cơ bị sụt giảm lượng người đọc và giảm khả năng tương tác.

Trong thời gian tới, Bộ TT&TT tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, bao gồm các văn bản quy định của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động báo chí. Tập trung theo hướng: Phân định rõ báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị thiết yếu và báo chí chỉ nhằm nhu cầu giải trí; đảm bảo hiệu quả hoạt động của cơ quan báo chí trong công tác chuyên môn cũng như trong công tác thông tin, tuyên truyền; định hướng phù hợp với xu hướng công nghệ và thống nhất quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí.

Theo Infornet

 

 

Các tin khác:
  • Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị xử lý nghiêm vụ việc hành hung nhóm phóng viên báo Tuổi Trẻ Thủ đô (10/07/2019-18:24)
  • Tinh thần Quy hoạch báo chí không chỉ sắp xếp, mà còn là cơ chế chính sách phát triển báo chí (08/07/2019-21:38)
  • Công tác thông tin tuyên truyền góp phần khơi dậy khát vọng, niềm tin (05/07/2019-21:42)
  • Nghị định 59 sẽ là “vũ khí” xử lý tình trạng sân sau, lợi ích nhóm (05/07/2019-21:39)
  • Vinh danh những tác phẩm báo chí mang tính phát hiện về phòng, chống tham nhũng, lãng phí (04/07/2019-8:43)
  • Đoàn phóng viên Hàn Quốc tới thăm và làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam (04/07/2019-8:41)
  • Ông Phạm Minh Chính: Chấm dứt tình trạng chạy chức, chạy quyền (02/07/2019-21:19)
  • Không nên sáp nhập Hội Nhà báo với các tổ chức Hội khác (22/06/2019-22:05)
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng người làm báo cả nước nhân dịp 21/6 (19/06/2019-13:04)
  • Tôn vinh các nhà báo và trao giải báo chí Trần Mai Ninh năm 2018 (18/06/2019-11:06)