Thứ ba, ngày 23/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Sự nhiệt tình quá mức (30/05/2020-15:10)
    (NLBTH) - Tôn tạo di tích, danh thắng, làm mới tác phẩm nghệ thuật là những việc không dễ, chỉ có mình sự nhiệt tình thôi là chưa đủ.
Sau khi bị lên án, vườn tượng 60 năm tuổi đã được trả lại màu sơn ban đầu. Ảnh: Tiin

Năm ngoái tác phẩm nghệ thuật “Vường xuân Bắc Trung Nam” của họa sỹ Nguyễn Gia Trí - là một bảo vật quốc gia đã bịBảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh thuê thợ tẩy rửa bụi bẩn và kết quả của việc làm này là tác phẩm đã mất đi tính nguyên gốc, giảm sút giá trị tới gần 80%. 

Còn cách đây chỉ vài ngày vườn tượng hơn 60 năm tuổi ở công viên Thống Nhất, Hà Nội đã bị cơ quan quản lý tự ý phủ lên lớp sơn mới nhiều màu, mà theo nhiều họa sỹ và nhà nghiên cứu hội họa, thì đó là sự phá hoại hơn là tu bổ. Dù cơ quan quản lý công viên đã kịp thời khắc phục trả lại màu sơn ban đầu cho tượng, nhưng vẫn chưa làm yên lòng nhiều người dân. 

Đây là việc làm thể hiện sự tùy tiện, gây lãng phí và chắc chắn nó không chỉ làm cơ quan này giảm sút uy tín, mà còn làm dày thêm nỗi lo về tình trạng ngẫu hứng trong tu bổ di sản, sửa sang công trình văn hóa.

Có thể nói câu chuyện làm thay đổi tính nguyên gốc ở các công trình văn hóa do thiếu hiểu biết đang ngày càng trở nên phổ biến hơn ở nhiều địa phương trong cả nước. Dù cho cuối cùng thì cơ quan quản lý văn hóa cũng tìm ra được tác nhân gây hại, nhưng giá trị của công trình thì vĩnh viễn không thể trả lại đầy đủ được.

Xung quanh việc quản lý các công trình văn hóa, nghệ thuật chúng ta có nhiều quy định, cao nhất là Luật Di sản văn hóa. Nguồn kinh phí và nhân lực dành cho việc bảo quản, phát huy giá trị của các công trình này cũng được Nhà nước quan tâm, đầu tư. Nhưng bởi sự nhiệt tình quá mức, thậm chí chỉ là những cơn cao hứng của một số người đã dẫn đến làm biến mất vĩnh viễn giá trị của công trình.

Tất nhiên là để xảy ra tình trạng này không chỉ do sự thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý công trình hay nơi lưu giữ tác phẩm nghệ thuật, mà còn có phần không hề nhỏ trong việc thiếuhướng dẫn, kiểm tra, xử lý kịp thời sai phạm trong việc thực hiện Luật Di sản văn hóa từ cơ quan quản lý văn hóa các cấp. 

Có luật nhưng không để luật thực sự đi vào cuộc sống, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân, thì cũng không khác gì việc làm vô hiệu quy định của pháp luật.

Tại nhiều quốc gia khi thực hiện những công việc liên quan đến công trình văn hóa đều có người phụ trách về mỹ thuật vàđược cơ quan chuyên môn cấp phép. Người đó phải là hoạ sỹ, nhà thiết kế, kiến trúc sư hoặc chuyên gia văn hóa... 

Ở Việt Nam thì nhiều vấn đề lại đang diễn ra một cách tự phát, đôi khi chỉ bắt nguồn từ ý tốt của người có trách nhiệm quản lý đó là sự lo lắng quá mức về tình trạng xuống cấp của công trình văn hóa hay tác phẩm nghệ thuật, dẫn đến thôi thúc họ về việc phải tu sửa, tu bổ. Nhưng thực tế là sự nhiệt tình và sốt sắng quá mức đi kèm với việc thiếu hiểu biết, chủ quan, ý chí, đã đem đến hậu quả đáng tiếc.

Câu chuyện trách nhiệm trong quản lý công trình văn hóa đã được đề cập nhiều sau mỗi vụ việc đáng tiếc xảy ra. Thế nhưng cũng rất nhanh sau đó, nó lại chìm xuống, nhiều công trình tiếp tục trở thành nạn nhân của… sự nhiệt tình quá mức.

An Nhiên

 

 

Các tin khác:
  • Lên “dây cót” trách nhiệm (28/05/2020-19:01)
  • Thích ứng nhanh để sớm vận hành ổn định (27/05/2020-10:05)
  • Lấy lại niềm tin cho việc thực thi chính sách (25/05/2020-11:13)
  • Mùa vàng phải là mùa vui trọn vẹn (23/05/2020-23:02)
  • Chưa dễ thay đổi (21/05/2020-19:58)
  • Học bình thường trong hoàn cảnh bất thường (20/05/2020-9:18)
  • Niềm tin và khát khao (17/05/2020-21:06)
  • Không phải là bệnh sỹ (16/05/2020-19:33)
  • Gia nhập thị trường và chỉ số niềm tin (15/05/2020-15:12)
  • Cơ hội thúc đẩy du lịch nội địa (13/05/2020-15:33)