Thứ sáu, ngày 19/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Tăng cường sức mạnh bảo vệ trẻ em (01/06/2020-9:47)
    (NLBTH) - Trẻ em sẽ được tạo điều kiện hơn nữa để phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Ngay trước thềm Tháng hành động vì trẻ em Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ. Chỉ thị không chỉ tạo thêm khung pháp lý, còn là động lực khích lệ trẻ em vươn lên, người lớn và cơ quan chức năng tăng cường trách nhiệm đấu tranh chống lại những tác nhân gây hại cho trẻ.
Ảnh minh họa, từ internet

Thời gian qua việc thực hiện quyền trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em nói riêng đã đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên vẫn còn những diễn biến phức tạp như bạo lực, xâm hại tình dục, tử vong do tai nạn, thương tích, lạm dụng sức lao động trẻ em hay trẻ em bỏ học, thiếu thiết chế văn hóa, thể thao...

Nguyên nhân của tình trạng này được nhận diện là do một số bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức công tác trẻ em. Việc áp dụng chế tài xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm quyền trẻ em chưa thật nghiêm túc, kịp thời. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả. Cùng với đó tình trangh suy giảm thuần phong, mỹ tục, đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử cũng ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Để bảo đảm thực hiện quyền, lợi ích của trẻ và bảo vệ trẻ em, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, UBND các cấp phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trẻ em. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.

Xử lý nghiêm cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi pháp pháp luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài các vụ việc vi phạm quyền trẻ em với phương châm đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm.

Trong đó Ngành LĐ, TB&XH và GD&ĐT phải rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước, học sinh bỏ học. Thường xuyên thanh kiểm tra về trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em,…

Xã hội càng phát triển tác nhân gây hại cho trẻ càng lớn, đòi hỏi trách nhiệm của cơ quan chức năng càng phải cao hơn nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho tương lai đất nước không chỉ khỏe mạnh mà còn phải lành mạnh.

Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản, quy định về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhưng bởi sự hạn chế trong cách triển khai tổ chức thực hiện ở một số ngành, địa phương, nên đã ít nhiều làm hạn chế sự nhân văn này.

Với việc Thủ tướng ban hành Chỉ thị 23/CT-TTg vào thời điểm bắt đầu Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 càng tăng thêm ý nghĩa, thôi thúc mỗi cơ quan, địa phương, gia đình có trách nhiệm cao hơn đối con trẻ.


Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Sự nhiệt tình quá mức (30/05/2020-15:10)
  • Lên “dây cót” trách nhiệm (28/05/2020-19:01)
  • Thích ứng nhanh để sớm vận hành ổn định (27/05/2020-10:05)
  • Lấy lại niềm tin cho việc thực thi chính sách (25/05/2020-11:13)
  • Mùa vàng phải là mùa vui trọn vẹn (23/05/2020-23:02)
  • Chưa dễ thay đổi (21/05/2020-19:58)
  • Học bình thường trong hoàn cảnh bất thường (20/05/2020-9:18)
  • Niềm tin và khát khao (17/05/2020-21:06)
  • Không phải là bệnh sỹ (16/05/2020-19:33)
  • Gia nhập thị trường và chỉ số niềm tin (15/05/2020-15:12)