Thứ sáu, ngày 19/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Phóng viên Nguyễn Chinh và kỉ niệm những ngày tác nghiệp thầm lặng trong đại dịch covid-19 (03/06/2020-10:05)
    Đại dịch Covid-19 một phần đã thuyên giảm, người phóng viên phần nào trở lại với công việc như thường lệ nhưng những câu chuyện về những ngày tháng tác nghiệp vẫn luôn được nhắc đến như một kỉ niệm khó quên đối với phóng viên Nguyễn Chinh - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC1.
 Phóng viên Chinh - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC1( ảnh: PV cung cấp)

Người phóng viên luôn phải tự tin khi tác nghiệp

Là một phóng viên chuyên mảng Y tế Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC1, chị Nguyễn Chinh, nhớ lại thời điểm còn tác nghiệp trong vùng dịch: “Là phóng viên y tế, công việc của tôi  là thường xuyên theo dõi, cập nhật tin tức từ ngày đầu tiên, từ khi dịch bệnh chưa vào Việt Nam. Tháng 12/2019, thông tin dịch bệnh xuất hiện tại Vũ Hán -Trung Quốc. Được Bộ Y tế truyền thông tin đến cho phóng viên. Ngày 23/1/2020, Việt Nam xuất hiện ca bệnh đầu tiên, bản thân tôi thường xuyên phải tác nghiệp, lúc này dịch bệnh covid-19 thực sự nguy hiểm và chưa có nhiều thông tin. Lúc đó, chúng tôi chỉ biết là một loại bệnh liên quan đến hô hấp, có khả năng nhiễm và cần đưa ra các biện pháp phòng tránh, chủ yếu do Bộ Y tế cung cấp.  

Trong thời gian đầu, nguồn thông tin từ quốc tế rất ít, lượng thông tin Bộ Y tế cũng chưa nhiều, chưa biết có biện pháp nào để tuyên truyền tới người dân về phòng tránh dịch bệnh. Lúc đó chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy dịch bệnh này có thể lây từ người sang người không. Khi lượng thông tin quá ít, không ai nghĩ dịch bệnh lại bùng phát mạnh tràn vào Việt Nam nhanh như thế.

Chi nên khi tiếp cận với người bệnh và thực hiện lấy thông tin quan trọng, bản thân mỗi người phóng viên phải luôn trang bị từ mặt kiến thức, nghiệp vụ cũng như trang thiết bị tối ưu nhất. Phóng viên Nguyễn Chinh chia sẻ: “Lần đầu tiên đi vào vùng dịch, được trang bị đầy đủ từ khẩu trang, nước sát khuẩn tay khô, quần áo bảo hộ tại vùng tác nghiệp. Trước mắt đảm bảo cho bản thân, sau đó là tuyên truyền đến cộng đồng, để cho mọi người biết cần đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm, biểu hiện triệu chứng điển hình như thế nào. Nếu có nghi ngờ biểu hiện dịch, để đi đến cơ sở ý tế hoặc thông báo cho quan chức cấp cao để họ có những biện pháp kịp thời phòng tránh lây nhiễm, lan rộng ra cộng đồng”.

Nhiệm vụ khó khăn là vậy nhưng phóng viên Nguyễn Chinh chưa từng có một phút giây ngại ngần, chùn bước khi "vào cuộc". Ngược lại, dù là phụ nữ, nhưng chị luôn hăng hái cùng đồng nghiệp thâm nhập cơ sở, có mặt ở nhiều điểm nóng để tác nghiệp, đưa tin về hoạt động phòng, chống dịch bệnh. 

Phóng viên Nguyễn Chinh một lần tác nghiệp trong đại dịch Covid-19( ảnh: PV cung cấp).
Phóng viên Nguyễn Chinh một lần tác nghiệp trong đại dịch Covid-19( ảnh: PV cung cấp).

Nói về kỉ niệm tác nghiệp đáng nhớ, phóng viên Nguyễn Chinh chia sẻ:

“Khi bệnh nhân đầu tiên xuất hiện trong Sài Gòn là 2 cha con khách du lịch người Trung Quốc, thì chúng tôi chưa phải tiếp cận bệnh nhân. Sau đó diễn biến dịch ngày càng thêm nghiêm trọng, tiếp theo đó, tại xã Sơn Lôi - Vĩnh Phúc xuất hiện dịch bệnh vô, ai cũng sợ bị lây nhiễm. Lúc này ngay trong cơ quan, các cuộc họp ban chỉ đạo, cuộc họp Bộ Y tế diễn ra thì bản thân tôi cũng đang tác nghiệp trong bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, nơi trực tiếp cách ly điều trị bệnh nhân Covid-19. Lúc đấy các bệnh nhân nghi ngờ nhiễm dịch vẫn ít. Tôi phải đến ổ dịch tác nghiệp tại xã Sơn Lôi, huyện Vĩnh Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc nơi bị cách ly phong tỏa. Chúng tôi kịp ghi lại hình ảnh của cán bộ làm dịch tễ, quay lại những hình ảnh vùng cách ly. Lúc đấy, bị phong tỏa, mọi người “trong bất xuất ngoại bất nhập”.

Về mặt tiếp cận thông tin, chúng tôi luôn phải sát sao theo dõi tình hình sức khỏe bệnh nhân để qua đó theo dõi và biết thông tin chính xác nhất, đưa những thông nhanh và kịp thời nhất. Ngoài ra, chúng tôi phải chống lại sự vô tâm với nghề, đó là nạn “tin giả”.

Là một phóng viên theo dõi và trực tiếp tiếp xúc với người bệnh, phóng viên Nguyễn Chinh thực sự rất sốc khi tiếp xúc và trò chuyện với họ về virus Corona, khi họ nghe và tin những "tin đồn" thất thiệt. Khi gặp trường hợp đó, đội ngũ phóng viên nhà báo sẽ cung cấp cho họ những thông tin chính xác nhất.

26 ngày vừa cách ly, vừa làm

Trong thời điểm dịch bệnh phát triển mạnh, tư tưởng người dân luôn cảm thấy bất an, lo lắng. Nên việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác một phần nào đó giúp họ có cách phòng tránh, để đảm bảo an toàn cho bản thân nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, người phóng viên khi tác nghiệp luôn phải đảm bảo bản thân luôn được an toàn.

Người phóng viên luôn phải giữ khoảng cách an toàn khi tác nghiệp( PV cung cấp).
Người phóng viên luôn phải giữ khoảng cách an toàn khi tác nghiệp( PV cung cấp).

Những ngày tác nghiệp trong đại dịch Covid-19 là những cuộc chạy đua với những nguồn thông tin mới nhất.

Phóng viên Chinh cho biết: “Bản thân gia đình chỉ có tôi và ông xã. Ông xã tôi được phân công phụ trách theo dõi các hoạt động của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh. Hai vợ chồng luân phiên tác nghiệp đưa tin bài dịch covid -19 cho kênh VTC1. Bước vào giai đoạn 2 khi xuất hiện ca bệnh số 17, dịch bệnh càng trở nên căng thẳng hơn, số ca nhiễm ngày 1 nhiều, các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội được đặt ra. Bản thân tôi và ông xã có những ngày “nằm dài” tại tâm dịch để lấy trực tiếp tin bài,  cách ly trong đó 26 ngày vừa cách ly, vừa làm. Số phóng viên ở cơ quan giảm xuống 1 nửa, phân nhau 50:50 làm tại nhà và cơ quan, luôn phải cập nhật tin mới. Công việc cứ thế rồi thành quen, không quá nặng nề, sợ hãi nhưng không chủ quan. Luôn đảm bảo an toàn là hàng đầu, và cố gắng khai thác thông tin cung cấp cho độc giả".

Người ta vẫn thường nói: “Hậu phương vững chắc thì tiền tuyến mới vững vàng”. Ở ngoài “mặt trận” chống dịch, phóng viên Nguyễn Chinh có thể yên tâm công tác khi gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần, luôn ủng hộ và động viên Nguyễn Chinh hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Và cho đến thời điểm hiện tại, trong suốt 45 ngày qua đất nước ta đã không phát hiện thêm một ca bệnh nào mới, đất nước ngày một đi vào ổn định. Người phóng viên lại tiếp tục với nghề, lại lao thân vào các mặt trận để khai thác, cung cấp những thông tin đắt giá nhất cho độc giả. Nghề phóng viên vất vả là thế, nhưng trong cá nhân họ luôn ấp ủ những niềm yêu nghề, sự cố gắng nỗ lực để có những tin, bài hay đem đến cho độc giả, những người phóng viên kiên cường, những người con của đất nước. 

Càng tiếp xúc với Phóng viên Chinh, tôi càng cảm thấy chị là một người yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, tuy dịch bệnh không còn nghiêm trọng như trước. Nhưng phóng viên Chinh vẫn luôn sẵn sàng tác nghiệp khi có lệnh từ cấp trên, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, gian khổ để cập nhật tin tức nhanh và chính xác nhất để cung cấp cho độc giả.  Luôn cố gắng trong nghề để hoàn thành tốt nhiệm vụ, bản thân chị vẫn luôn mong mỏi một điều “mong sao dịch sớm hết để trả lại cuộc sống bình yên cho người dân Việt Nam, sớm trở lại ngày tháng bình thường như trước”. Theo chị, “để có những tin tức chính xác và nhanh nhất, người phóng viên buộc phải đi, thâm nhập thực tế, cố gắng lấy được thông tin “đắt giá” để thu hút lượng độc giả biết đến tác phẩm của mình.

Theo Đình Trung/Báo Nhà báo và Công luận

 

Các tin khác:
  • Làm nghề bằng tâm huyết thực sự thì giải thưởng sẽ đến như một lẽ tự nhiên (28/05/2020-18:36)
  • Phóng viên hiện trường - sự dấn thân trên mặt trận tin tức (28/05/2020-18:32)
  • Báo giấy - món ăn tinh thần không thể thiếu trong thời đại số (28/05/2020-18:28)
  • Bài 2: Khi người làm báo dùng mạng xã hội để tiếp cận gần người đọc (11/05/2020-12:24)
  • Bài 1: Làm chủ công nghệ để làm nghề hiệu quả (11/05/2020-12:20)
  • Sức sống của tác phẩm được hiện hữu trong đời sống thực (08/05/2020-12:04)
  • Bài 5: “Những người lính” không mang quân phục (16/04/2020-12:12)
  • Bài 4: "Tác chiến" trong đêm (16/04/2020-12:05)
  • Báo chí là lực lượng trực tiếp xung trận (16/04/2020-11:58)
  • Bài cuối: Lối đi ngay dưới chân mình! (14/04/2020-23:01)