Thứ sáu, ngày 19/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Cần đặt thể diện lên trên lợi ích cá nhân (10/06/2020-9:43)
    (NLBTH) - Trong khi nhiều tỉnh đã “hạ nhiệt” được tình trạng người lao động cư trú và lao động bất hợp pháp tại thị trường Hàn Quốc, thì tình trạng này lại đang gia tăng đối với lao động của Thanh Hóa.
Hình ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet

Theo thống kê, năm 2019 cả nước có 40 huyện bị Hàn Quốc cấm xuất khẩu lao động sang nước này vì có số lao động vi phạm hợp đồng vượt ngưỡng, trong đó Thanh Hóa có 2 huyện là Hoằng Hóa và Đông Sơn; các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang có từ 3 đến 9 huyện.

Dù cơ quan quản lý lao động ở Thanh Hóa đã cảnh báo, vận động, thuyết phục người thân của các lao động bất hợp pháp có sự liên hệ và hỗ trợ đưa số lao động này về nước, nhưng bởi lợi ích cá nhân, nhiều người vẫn phớt lờ, không hợp tác.

Theo thông báo từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2020 Việt Nam chỉ còn 10 huyện thuộc diện bị dừng xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc, trong đó Nghệ An giảm từ 9 huyện xuống còn 3 huyện, Hà Tĩnh từ 5 xuốn còn 2 huyện, thì Thanh Hóa lại tăng thêm 1. Ngoài Hoằng Hóa, Đông Sơn, đã có thên tên thành phố Thanh Hóa.

Vì lợi ích cá nhân mà nhiều lao động đang làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp, đức tính cần cù trong lao động của người dân Thanh Hóa.

Tình trạng này cần sớm chấm dứt nhằm đáp ứng các quy định về hợp tác lao động, đảm bảo sự bình đẳng cũng như kiến tạo cơ hội cho những lao động khác.

Một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn thời gian qua được cung cấp thông qua kênh xuất khẩu lao động hợp pháp. Diện mạo nhiều xã nông thôn mới cũng có phần đóng góp từ những lao động xuất khẩu gửi tiền về nước.

Đây là nguồn lực quan trọng đòi hỏi chúng ta cần có chính sách nuôi dưỡng, phát huy, không thể vì thói vô kỷ luật, sự hẹp hòi bản thân mà làm ảnh hưởng đến cơ hội của những lao động khác, nhất là những lao động đã hoàn thành hợp đồng có nhu cầu muốn quay trở lại thị trường này.

Cùng với thông báo các địa phương phải tạm dừng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc trong năm 2020, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị UBND các tỉnh tiếp tục tuyên truyền, vận động lao động đang cư trú bất hợp pháp về nước. Bộ sẽ tiếp tục tạm dừng tuyển chọn lao động xuất khẩu trong năm 2021 nếu các địa phương không giảm được tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, đồng thời dỡ bỏ việc tạm dừng đối với những địa phương giảm được tỷ lệ này.

Đây là quyết định cứng rắn, dự báo nguy cơ nhiều lao động tại Thanh Hóa sẽ tạm mất quyền xuất khẩu lao động sang thị trường tiềm năng này.

Những lao động đang cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc cũng như người thân của họ không nên quá vì lợi ích riêng mình mà tiếp tục vi phạm pháp luật nước sở tại, làm ảnh hưởng đến chính sách hợp tác lao động, xấu đi hình ảnh của chính mình cũng như sự nỗ lực của cả tỉnh trong công tác xuất khẩu lao động.

Tuệ Vũ

 

Các tin khác:
  • Thay đổi để hướng tới lợi ích cộng đồng (08/06/2020-10:20)
  • Dung dưỡng cho trào lưu (06/06/2020-19:24)
  • Nâng tầm trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng (05/06/2020-10:12)
  • Xiết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm quản lý cán bộ, đảng viên (03/06/2020-10:21)
  • Tăng cường sức mạnh bảo vệ trẻ em (01/06/2020-9:47)
  • Sự nhiệt tình quá mức (30/05/2020-15:10)
  • Lên “dây cót” trách nhiệm (28/05/2020-19:01)
  • Thích ứng nhanh để sớm vận hành ổn định (27/05/2020-10:05)
  • Lấy lại niềm tin cho việc thực thi chính sách (25/05/2020-11:13)
  • Mùa vàng phải là mùa vui trọn vẹn (23/05/2020-23:02)