Thứ bảy, ngày 20/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Tạo cầu nối pháp luật (02/07/2020-22:02)
    (NLBTH) - Để thực hiện tốt hơn chức năng cầu nối giữa công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, Sở Tư pháp Thanh Hóa đã phối hợp với các cấp, ngành trong tỉnh đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Nhất là thực hiện kết luận của Chủ tịch HĐND tỉnh về phiên chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII cuối năm 2019, Sở Tư pháp đã cho thấy sự nghiêm túc trong triển khai, thực hiện.

Theo đó 6 tháng đầu năm 2020 Sở Tư pháp đã đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, từ tuyên truyền miệng, biên soạn tài liệu, tình huống pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật trong nhà trường đến tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên mạng xã hội.

Thông qua tuyên truyền, Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan đã nhân rộng nhiều mô hình hay, cách làm mới, đẩy mạnh sự tương tác, phối hợp giữa những người làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tạo sự chủ động trong tìm hiểu và chấp hành pháp luật của người dân, mang đến tiếng nói thiện chí và đồng thuận trong nhân dân để đưa pháp luật vào cuộc sống.

Tuy nhiên phải khẳng định không phải lúc nào việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cũng có thể dễ dàng tiếp cận được các đối tượng người dân. Pháp luật luôn được xem là thứ khô khan, không giống những vấn đề thiết yếu hàng ngày, chỉ khi nào thật sự cần thiết người dân mới tìm đến.

Vấn đề không chỉ bây giờ mới đặt ra, mà từ lâu yêu cầu phải tạo cầu nối để pháp luật chuyển hóa từ những văn bản khô khan thành “bảo mối” của mỗi người dân, giúp họ có kiến thức để xử lý các tình huống cuộc sống, đã trở thành vấn đề được quan tâm.

Tuy nhiên bởi nhận thức có phần không đồng đều của các nhóm đối tượng xã hội, thậm chí của cả một bộ phận cán bộ, đã tạo ra “rào cản” thực thi và những “vùng lõm” pháp luật, làm cho pháp luật dù rất thiết thực, nhưng lại chưa thực sự phát huy giá trị, góp phần điều chỉnh cuộc sống của mỗi người.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần có sự linh hoạt, đa dạng cách làm hơn nữa. Ngoài nỗ lực của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật là Sở Tư pháp, mỗi ngành, địa phương đều phải nâng cao nhận thức, tạo môi trường thuận lợi để pháp luật đi vào cuộc sống.

Phải xác định phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, cần ưu tiên thực hiện hàng đầu, trong đó vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền là hết sức quan trọng. Chỉ khi nào người đứng đầu quan tâm, tạo điều kiện, thì mới tạo ra môi trường để pháp luật lan tỏa vào đời sống.

Để tạo cầu nối hữu hiệu nâng cao chất lượng thi hành và bảo vệ pháp luật càng đòi hỏi mỗi người đứng đầu phải nâng cao trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, triển khai thống nhất, hiệu quả, xuyên suốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Tuệ Vũ

 

Các tin khác:
  • Lan tỏa việc làm tốt (01/07/2020-10:29)
  • Tạo cảm hứng đầu tư vào nông nghiệp (29/06/2020-11:07)
  • Vẫn phải từ ý thức (28/06/2020-7:34)
  • Hiện đại hóa nền hành chính (26/06/2020-9:35)
  • Cần phải trở thành hoạt động thường xuyên (24/06/2020-11:41)
  • Tương lai và ma túy không cùng tồn tại (22/06/2020-21:15)
  • Giữ sự cao quý (20/06/2020-22:02)
  • Sửa đổi để lấy lại niềm tin (19/06/2020-11:04)
  • Làm được phải gắn với giữ được (17/06/2020-12:19)
  • Không để tái diễn hình ảnh xấu (15/06/2020-17:49)