Thứ năm, ngày 28/03/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Đời sống xã hội
Nuôi dưỡng văn hóa đọc (30/03/2021-12:57)
    Từ nhiều năm qua, Bộ VH-TT-DL đã phát động cuộc thi tìm kiếm Đại sứ Văn hóa đọc, nhằm lan tỏa phong trào đọc sách, đồng thời nhân rộng những giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc, đặc biệt là học sinh, sinh viên.

Cuộc thi đã đạt được những thành quả ban đầu khi nhận được sự hưởng ứng của nhiều địa phương, ban ngành và đông đảo học sinh, sinh viên…

Năm 2021, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tiếp tục được phát động, không chỉ hướng tới việc tìm ra các “đại sứ”, những người yêu sách, mà còn truyền cảm hứng tới cộng đồng. Song, làm sao để phong trào khuyến đọc không chỉ là hình thức mà phải thực sự lan tỏa, tạo thành thói quen tốt đối với xã hội, là việc không đơn giản.

Chia sẻ về lo lắng này, Tổng Biên tập NXB Phụ nữ Khúc Thị Hoa Phượng cho rằng, hiện nay chúng ta đã quan tâm hơn đến việc đọc sách nhưng chưa thực sự đi vào bản chất vấn đề. “Mỗi người cần ý thức được việc đọc sách như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Phải xem đọc sách là thói quen và hình thành cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đến tuổi mẫu giáo, cha mẹ lựa chọn, đọc sách cho con; đến trường, giáo viên cũng hướng các con đọc những cuốn sách hay. Có được thói quen đọc sách không hẳn dễ dàng mà đó là quá trình dài”, bà Hoa Phượng nói.

Nhiều năm qua, số lượng đầu sách xuất bản nhiều, nhưng sức đọc của người Việt ở mức rất thấp so với các nước trên thế giới. Nguyên nhân được chỉ ra là do nhiều trường chưa có giờ đọc sách, các hoạt động khuyến đọc chỉ là các tiết ngoại khóa. Ở các cấp học, học sinh, sinh viên cũng thụ động trong việc đọc, nghiên cứu tài liệu, lâu dần dẫn đến mất hứng thú đọc sách, không có nhu cầu đọc sách. Thêm nữa, các bậc cha mẹ cũng chưa thực sự quan tâm đến việc khuyến khích trẻ đọc sách, không đầu tư vào việc chọn lựa sách phù hợp, hấp dẫn trẻ mà thường chọn giải pháp đơn giản là cho trẻ dùng smartphone, ipad… Việc đọc sách không chỉ là hô hào khẩu hiệu mà cần phải kiên trì thay đổi nhận thức của gia đình và xã hội. 

Trong tháng 3, Vụ Thư viện có văn bản gửi các đơn vị liên quan nhằm khuyến khích hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng và thư viện cộng đồng nhằm tiếp tục lan tỏa văn hóa đọc. Hiện một số cơ quan có thẩm quyền ở địa phương chưa nắm rõ quy trình giải quyết thủ tục hành chính, nên đặt ra các thủ tục, yêu cầu không đúng với tinh thần của Luật Thư viện, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân trong việc thành lập và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng và thư viện cộng đồng.

Cần có sự chung tay của xã hội, đặc biệt là đưa ra các biện pháp nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng và thư viện cộng đồng phát triển, cũng sẽ đóng góp tích cực trong phát triển văn hóa đọc.

Theo MAI AN/Báo SGGP

 

Các tin khác:
  • Phụ cấp độc hại của công chức theo quy định mới nhất (29/03/2021-19:23)
  • Từ 1/7/2021, sẽ thu hồi sổ hộ khẩu giấy khi người dân thay đổi thông tin (27/03/2021-16:51)
  • Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công năm 2021 (27/03/2021-11:36)
  • Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Không thực chất thì nên bỏ! (26/03/2021-13:48)
  • Lối thoát cho “mục tiêu kép” (25/03/2021-11:16)
  • Sẽ bị phạt nếu đóng BHXH thấp hơn theo thỏa thuận trong hợp đồng (24/03/2021-14:25)
  • Dự kiến tăng 15% mức lương hưu, trợ cấp với 8 đối tượng từ 1-1-2022 (23/03/2021-14:14)
  • “Hộ chiếu vaccine” có là tấm vé đảm bảo để di chuyển tự do? (18/03/2021-14:58)
  • Nâng cao kỹ năng truyền thông cho cán bộ Công đoàn cơ sở (17/03/2021-15:56)
  • Báo Tuổi Trẻ trao tặng thiết bị y tế trị giá 6,5 tỉ cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM (12/03/2021-14:12)