Thứ năm, ngày 25/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Người làm báo với hành trình (31/12/2021-19:44)
    Bên cạnh những mảng đề tài chống tiêu cực, trong thời gian qua nhà báo Đức Đệ - Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ còn đi sâu vào những đề tài tuyên truyền làm lan tỏa tấm gương người tốt việc tốt, đúng với tinh thần "nhân cái đẹp, dẹp cái xấu", tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội.

 Nhà báo Đức Đệ (phải) - Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ thực hiện bộ phim tài liệu "Bốn mùa trong rừng thẳm". Ảnh: NVCC

Nói về Tây Nguyên, đối với nhiều nhà báo phóng viên thường khai thác chia sẻ những thông tin về đề tài phá rừng, buôn gỗ lậu, xâm hại đất rừng, triển khai các dự án trái phép, khai thác tài nguyên rừng không thương tiếc.

Và trong cơn lốc đô thị hóa ở Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng nạn phá rừng đang trở nên nghiêm trọng nhưng vẫn luôn có những con người dành cả cuộc đời mình để đấu tranh và bảo vệ rừng.

Với một nhân vật, sự kiện hay có tính lan tỏa, nhà báo Đức Đệ và đồng nghiệp đã xây dựng và hoàn thiện bộ phim tài liệu “Bốn mùa trong rừng thẳm”. Bộ phim kể về câu chuyện ông lão Nguyễn Đức Phúc 80 tuổi cùng hàng trình gần 40 năm bám trụ với rừng góp phần gìn giữ lá phổi xanh của Đà Lạt.

Câu chuyện được ghi lại tại một khu vườn nguyên sinh độc đáo dưới chân núi Voi, thành phố Đà Lạt. Năm 1983 khu rừng hơn 300 héc ta được giao cho ông và kể từ đó nó đã gắn bó như máu thịt với ông lão 80 tuổi này.

Bên cạnh đó, ông còn vận động bà con dân tộc K’Ho về lại núi Voi (Đà Lạt) sống định cư. Ông sống với bà con, vận động bà con giữ rừng, giữ văn hóa bản địa, lấy giá trị truyền thống bền vững để phục vụ du lịch.

Để ghi hình bộ phim Bốn mùa trong rừng thẳm, ê-kíp làm phim đã mất hơn hai năm để theo chân nhân vật băng rừng, lội suối không kể ngày đêm để ghi lại hành trình bảo vệ, chăn sóc những cánh rừng.

Chia sẻ về nội dung phim, nhà báo Đức Đệ cho biết: "Mong muốn của chúng tôi khi thực hiện bộ phim này đó chính là chúng tôi mượn 4 mùa trong khu rừng để nói về 4 mùa trong một đời người. Qua những câu chuyện trong cánh rừng, qua 4 mùa trải qua sẽ làm nổi bật câu chuyện của một người đã từng trải qua một thời trai trẻ đến khi trung niên, đến khi già vẫn gắn bó với rừng. Bộ phim khiến người xem phải đau đáu công việc giữ rừng không chỉ là khẩu hiện hô hào mà đó còn là một hành động, nghĩa cử xuất phát từ trái tim yêu rừng".

 

nguoi lam bao voi hanh trinh gieo trong dieu tot dep hinh 2

Núi Voi thuộc TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: NVCC

 

Qua mỗi thước phim, khán giả nhận thấy, khi ông đi vào nơi này, ở mỗi con đường nhỏ, mỗi một quả đồi với ông đó như là ngôi nhà. Dù mùa hè nắng cháy hay mùa động lạnh giá, ông vẫn giữ cho mình ngọt lửa nhiệt huyết, kiên trì giữ rừng, gắn bó với rừng và rừng cũng che chở cho ông.

 

Đi đến đâu ông cũng nhớ những cây rừng mình mới trồng, những cây rừng đã trồng lâu năm, cao bao nhiêu, từng gốc cây ông đều nhớ rõ. Và từ năm này sang năm khác, các cây rừng cứ thế sinh sôi, nhân lên. Trong đó nhiều rừng thông, loài cây đặc trưng của Đà Lạt được ông chăm sóc, xanh tươi, vươn lên đón ánh nắng mặt trời.

Ông Nguyễn Đức Phúc nhân vật trong phim luôn cảm nhận rừng là nhà của mình, gắn bó với mình 4 mùa trong năm. Việc làm của ông nói lên một ý niệm giản đơn muốn giữ rừng lâu bền phải có những con người yêu thiên nhiên thật, yêu từ trái tim. Và không phải chờ lâu ngọn lửa nhiệt huyết của ông lão 80 tuổi đó đã được nhiều bạn trẻ cảm nhận và nối tiếp công việc của ông. Giữ gìn màu xanh và sự bình yên của bốn mùa trong rừng thẳm.

Để làm được bộ phim một cách trọn vẹn, ê kíp đã có một quá trình dài gắn bó với nhân vật, gắn bó với khu rừng, không chỉ đến nhiều khu vực nằm sâu trong rừng mà đầu tư rất nhiều thời gian. Đã mất hơn 2 năm để triển khai và hoàn thiện bộ phim, gắn thời gian của 4 mùa.

Trong suốt quãng thời gian ấy họ đã ghi lại những câu chuyện, những câu chuyện, hình ảnh chân thực, gần gũi nhất. Và chính sự đầu tư ấy, bằng những hình ảnh hiện thực bằng người thật, việc thật đem lại những cảm xúc thân thương cho người xem.

 

nguoi lam bao voi hanh trinh gieo trong dieu tot dep hinh 3

Nhà báo Đức Đệ trao đổi với ông Nguyễn Đức Phúc nhân vật trong phim tài liệu. Ảnh: NVCC

 

“Nhân vật tuổi đã cao, sức khỏe đã yếu, không ổn định, đoàn làm phim đã tính toán kỹ lưỡng trong quá trình đi quay. Việc quay phải phù hợp với thời gian bối cảnh từng mùa trong một năm. Làm sao giữ được sức khỏe cho nhân vật được đảm bảo trong quá trình chúng tôi đi sản xuất”, nhà báo Đức Đệ chia sẻ.

 “Bốn mùa trong rừng thẳm” có ý nghĩa của 4 mùa trong năm là mạch ngầm dẫn dắt câu chuyện của những người yêu rừng bằng cả trái tim, cả cuộc đời.

Theo ê kíp làm phim, họ lựa chọn nhân vật là ông Nguyễn Đức Phúc để nói thay những người yêu rừng khác, những người dành cả cuộc đời, tuổi trẻ cho những cánh rừng đại ngàn, góp phần gìn giữ một Đà Lạt xinh đẹp, nên thơ, hài hòa với thiên nhiên với con người trong cuộc sống.

Nhà báo Đức Đệ tâm sự: “Điều chúng tôi muốn kể trong phim đó là câu chuyện mang ý nghĩa thông điệp để cho thấy rằng có rất nhiều người, họ vẫn yêu rừng, xem rừng như máu thịt và đó là câu chuyện truyền cảm hứng để nhiều người hiểu hơn về giá trị của rừng, từ đó họ sẽ chung tay giữ gìn những cánh rừng, những nơi được xem là những lá phổi xanh, là sự sống của thiên nhiên”.

Theo Vũ Phong/Báo NB&CL

 

 

Các tin khác:
  • Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo VN Hồ Quang Lợi: Chuyển đổi số để báo chí tiếp tục tồn tại, phát triển (29/12/2021-7:44)
  • Báo chí cần tập trung cho các nội dung chuyên sâu, tăng cường tính chuyên nghiệp (27/12/2021-9:39)
  • Chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí cần sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền (24/12/2021-8:52)
  • Khẳng định sống động, thuyết phục nhất về hình ảnh Hội Nhà báo Việt Nam trong trái tim hội viên, nhà báo (24/12/2021-8:45)
  • Nhà báo Nguyễn Nam Thắng giữ chức tổng biên tập Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn (24/12/2021-8:24)
  • Nhà báo Đình Thắng – Báo Tiền Phong: Nước mắt rừng và lương tri người có trách nhiệm (23/12/2021-14:00)
  • Giảm 39 cơ quan báo thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, 31 cơ quan báo thuộc các địa phương (22/12/2021-13:48)
  • Cơ quan báo chí phải có sự độc lập, trung thực trong thông tin về thị trường bất động sản (20/12/2021-10:02)
  • Ra mắt cuốn sách Báo chí với nhiệm vụ Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (19/12/2021-8:23)
  • Mỗi tác phẩm về công tác dân số đều thấm đẫm tinh thần trách nhiệm, tính nhân văn cao cả (19/12/2021-8:19)