Thứ sáu, ngày 26/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Sân khấu cho ai? (30/01/2018-8:38)
    (NLBTH) - Nhiều sân khấu chuyên nghiệp sáng đèn trong thời gian qua, nhưng sau ánh đèn màu là những khoảng tối.
Nhiều trò chơi dân gian hút khách trong khi không ít sân khấu được đầu tư kinh
phí lớn vẫn đìu hiu (ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet)

Một lãnh đạo cơ quan quản lý văn hóa chua chát thừa nhận hiệu quả từ một số sân khấu đem lại không nhiều, nhưng vẫn phải đăng cai tổ chức để có phong trào, và như vậy vô hình chung chúng ta đang chạy theo căn bện hình thức.

Sân khấu mà vị lãnh đạo này đề cập có sự xuất hiện của những danh hài nổi tiếng, nhưng khán giả vẫn ghẻ lạnh, khán phòng đêm diễn tới hai phần trẻ em - là những khán giả đến sân khấu theo sự huy động.

Nhà hát sáng đèn để phục vụ công chúng, nhưng ai sẽ sắm vai công chúng đúng nghĩa. Những đứa trẻ ở bậc tiểu học liệu có thể cảm nhận hết giá trị nghệ thuật, sự nhân văn từ những lời thoại và động tác trên sân khấu?

Vở diễn không chỉ đơn giản là những hoạt cảnh hay lời thoại của nhân vật, mà là một sản phẩm văn hóa hoàn chỉnh và công phu từ kịch bản đến dàn dựng, sự đổ mồ hôi trên sàn diễn của ê kíp diễn viên, nhạc công... Đó là những vở diễn đầu tư nhiều tiền để đem đi hội diễn, tham dự liên hoan.

Trên sân khấu, mỗi vỡ diễn đều mang theo thông điệp riêng cho lứa tuổi, giới nghề, nhưng đáng tiếc có những chiếc ghế ở nhà hát đang bị ngồi nhầm chỗ. Một sự lãng phí, cũng có thể xem như là một sự... “tra tấn” người xem.

Đúng là không thể phủ nhận giá trị của nghệ thuật của sân khấu, và thời nào cũng thế, đều mang sứ mệnh riêng, chuyển tải những thông điệp cuộc sống, mang tính giáo dục rõ nét. Nếu phát huy tác dụng, nó không còn là vỡ diễn, mà có thể trở thành “vũ khí”... Giá trị rất rõ, nhưng quan trọng là vỡ diễn có đến được với công chúng đích thực hay không?

Những năm gần đây nhiều sân khấu ra đời, có những sân khấu, hội diễn, liên hoan được Nhà nước đầu tư kinh phí lớn, tuy nhiên sự kỳ vọng thì chưa được như mong muốn.

Khi các chương trình giải trí trên truyền hình phát triển mạnh mẽ, thì sân khấu truyền thống sẽ khó để cạnh tranh. Tuy nhiên, lợi thế của sân khấu truyền thống không phải không có, cái thiếu là không ít người làm sân khấu truyền thống vẫn chứa thực sự tâm huyết tìm khán giả đích thực cho mình, mà chỉ cần kín nhà hát là thành công, có tiền là được.

Những đứa trẻ ngồi trong nhà hát, liệu chúng có thực sự hướng mắt lên sân khấu, và để tâm đến lời thoại vượt xa suy nghĩ của chúng? Khó để mà có câu trả lời là có, và nếu như vậy thì nhiều hội diễn, liên hoan sân khấu với con số kinh phí đầu tư không hề nhỏ đang thất bại.

Vũ An Nhiên

 

Các tin khác:
  • Đất sống cho tội phạm (29/01/2018-8:01)
  • “Chiếc bánh” lễ hội và đơn thuốc trị lòng tham (26/01/2018-10:07)
  • Hình ảnh ăn mừng (25/01/2018-8:00)
  • “Chiếc bánh” lễ hội và đơn thuốc trị lòng tham (23/01/2018-8:23)
  • Trách nhiệm người đứng đầu (22/01/2018-14:07)
  • Lối thoát cho người lao động (19/01/2018-9:29)
  • Cuối năm, những câu chuyện lo (15/01/2018-21:40)
  • Luật hóa và trách nhiệm thực hiện luật (15/01/2018-7:40)
  • Câu chuyện lời hứa và văn hóa từ chức (12/01/2018-9:54)
  • Việc làm cũ, quyết tâm mới (09/01/2018-23:18)