Thứ bảy, ngày 27/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Tin tức - Sự kiện
Thêm đường dây nóng, thêm tiếng nói người dân được lắng nghe (04/09/2018-19:56)
    Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử và Cục Báo chí vừa công bố đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin khiếu nại, tố cáo, phản ánh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử qua các kênh điện thoại, thư điện tử, mạng xã hội…
Ảnh minh họa
 

Trước thời điểm những đường dây nóng này được công bố, một tin giả gây bức xúc dư luận chính là vụ tung tin vỡ đập thủy điện Bản Vẽ trên một trang Facebook khiến cho dân tình hoang mang, hàng nghìn người ở khu vực thủy điện Bản Vẽ bị đảo lộn cuộc sống.

Nhưng cuối cùng, đó chỉ là tin giả, tin thất thiệt, được tung ra nhân lúc thủy điện Bản Vẽ xả lũ lớn, nhằm câu like.

6 đối tượng liên quan bị cơ quan công an tỉnh Nghệ An triệu tập đã nhìn nhận hành vi sai trái nhưng cho rằng vì thiếu hiểu biết về pháp luật và nhằm câu views cho trang Facebook.

Những loại tin giả, tin thất thiệt, tin xuyên tạc… như thế hiện nay xuất hiện không ít trên Facebook và các mạng xã hội khác. Cơ quan quản lí nhân sự có hạn, rất khó trong cùng một thời điểm có thể bao quát, kiểm tra hay phát hiện hết các trường hợp, hành vi vi phạm. Đường dây nóng được thiết lập chính là cách tốt nhất huy động sức dân vào đấu tranh chống các hành vi sai trái trên mặt trận tư tưởng, truyền thông, đặc biệt là truyền thông xã hội.

Mỗi người dân là một cảm biến xã hội. Chỉ cần quan sát, nhận thấy những dấu hiệu bất thường là có thể phản ánh với cơ quan chức năng qua các kênh tiếp nhận sẽ giúp phát hiện, chấn chỉnh, xử lí kịp thời các hành vi sai trái trên lĩnh vực truyền thông và mạng xã hội.  

Qua vụ tung tin thất thiệt vỡ đập thủy điện Bản Vẽ vừa qua có thể thấy, tin giả dù chưa gây chết người nhưng mức độ nguy hiểm đối với xã hội lại rất khó lường, cụ thể là gây hoang mang và bất an đối với người dân; tạo cơ hội cho đối tượng xấu xuyên tạc; bản chất vấn đề bị thổi phồng hoặc tạo dựng có thể ảnh hưởng đến thị trường, nền kinh tế…

Thêm đường dây nóng là thêm những tiếng nói của người dân được cơ quan chức năng lắng nghe. Là thêm những dữ liệu cần thiết và quan trọng để cơ quan chức năng xem xét, phân tích và xử lí.

Ngày nay, ở thời kì cuối của truyền thông xã hội 2.0 và đang trong tiến trình cách mạng công nghiệp 4.0, đường dây nóng không chỉ là một số điện thoại cố định hay di động nào đó, mà còn có cả kênh tiếp nhận thông tin qua email, các ứng dụng OTT như Zalo hoặc Viber, những trang mạng xã hội chính danh của cơ quan chức năng…, tạo thuận lợi nhiều hơn cho người dân cung cấp thông tin, và cũng tạo nên nguồn tin phong phú, nhiều góc độ và đa chiều.

Theo Thế Lâm/Báo Lao Động

 

 

Các tin khác:
  • Cục Báo chí thiết lập đường dây nóng (04/09/2018-19:54)
  • Hội Nhà báo Hà Tĩnh tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ viết về xây dựng Đảng (01/09/2018-7:26)
  • Công bố Quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thanh Hóa (31/08/2018-14:23)
  • Các nhà báo trên thế giới kêu gọi các hãng Internet trả phí (30/08/2018-15:05)
  • 29 tác phẩm đạt Giải thưởng báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ IV (30/08/2018-15:01)
  • Tổ quốc ở trong tim! (29/08/2018-18:37)
  • “Nâng cao hiệu quả thể hiện trên sóng phát thanh” (23/08/2018-17:49)
  • Lợi dụng Facebook, Zalo, webchat... để buôn bán người (23/08/2018-17:47)
  • Làm gì để ngăn chặn hành vi kiểu “luật rừng” với báo chí? (20/08/2018-11:02)
  • Người trả lời phỏng vấn VTV9 bị nhóm lạ mặt táo tợn hành hung (17/08/2018-19:01)