Thứ tư, ngày 15/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Không u mê, tiếp tay (25/03/2019-8:55)
    (NLBTH) - Tình trạng người dân đổ xô đi dâng sao giải hạn và chi tiền để giải vong báo oán ở một số cơ sở thờ tự của Phật giáo gần đây dù đã đánh động đến cơ quan chức năng, nhưng chắc chắn một khi chúng ta chưa lay thức chính mình để thoát ra sự mụ mị, thì sẽ còn có bị lợi dụng.
Hoạt động gọi vong tại chùa Ba Vàng diễn ra nhiều năm qua. (Ảnh: Báo Lao động)

Về nguyên tắc, Phật giáo là từ bi, vô thần và thoát tục, không có màu vật chất. Những nhà sư xưa thường cho thấy sự khổ hạnh trong bộ nâu sồng ở một không gian tâm tu. Họ thường tham gia vào việc đời một cách tự nguyện, không kèm theo bất cứ điều kiện nào cả nhằm giúp cho con người thoát khỏi những trái ngang, đau khổ trong cuộc sống phàm trần. Nhà chùa chỉ nhận cung tiến để hưng công cơ sở thờ tự vào những dịp nhất định và vừa đủ. Công quả nhiều hay ít phụ thuộc vào uy tín của người trụ trì và ảnh hưởng từ việc làm của nhà chùa đối với dân chúng. Còn những việc làm mang danh nhà chùa gắn liền tiền bạc với những mức thu không phù hợp gần đây một phần do lòng tham của người quản lý cơ sở thờ tự, nhưng cũng do chính bởi chúng ta đang dung dưỡng cho điều đó.

Rất nhiều người có điều kiện thường thể hiện sự vượt trội của mình bằng việc đóng góp nhiều tiền của hơn. Họ làm như vậy với mong muốn nhanh chóng được giải hết tai ách trong cuộc sống, gây công quả làm phúc cho đời sau. Xét về tâm đây là việc làm tốt, thể hiện khát vọng hướng tới những điều tín lành. Thế nhưng trên thực tế cho thấy là có một số cá nhân trong cơ sở thờ tự đã mượn danh Phật giáo để giải quyết những vấn đề không thuộc bản chất của Phật giáo. Họ thường lợi dụng lòng tin một cách mê muội, sự sùng bái có phần quá đà của con người để làm ra những điều bí hiểm, dẫn dụ rất nhiều người đến với những điều không đúng và ngày càng lún sâu hơn, phải chi nhiều tiền bạc hơn.

Để chấn chỉnh tình trạng này, bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về văn hóa, Giáo hội Phật giáo cần có biện pháp chấn chỉnh để người trong cơ sở thờ tự của mình phải biết giữ đạo, nêu cao vẻ đẹp, sự chân chính, quảng đại của đạo Phật. Đáng nói hơn, đó là người dân phải nhận ra được việc mình đang làm là như thế nào. Chỉ khi người dân thực sự nhận thức đầy đủ bản chất của tôn giáo, thoát ra khỏi u mê, thụ động, mới hy vọng cắt đi nguồn cung cho những kẻ đang lợi dụng tín ngưỡng để kiếm chác lâu nay.

Bản chất của Phật giáo là tốt đẹp, và nó sẽ trở nên nhân văn hơn nếu chúng ta cùng nhau thực hành tôn giáo một cách đúng pháp luật, đúng giáo lý. Chúng ta không lên án việc xây chùa, dựng tượng, nhưng phải đấu tranh mạnh mẽ với việc làm có tính ồ ạt, lợi dụng gia tăng cơ sở tín ngưỡng để mê muội, lung lạc tinh thần của con người nhằm trục lợi.


Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Đừng để việc thanh niên tình nguyện nhặt rác chỉ tồn tại như một trào lưu (21/03/2019-22:10)
  • Giải quyết xung đột lợi ích trong tiêu dùng (21/03/2019-10:49)
  • Đừng nhìn vào bữa ăn như cơ hội để kiếm chác (20/03/2019-8:11)
  • Kiểm soát cảm xúc (19/03/2019-8:47)
  • Mị mị hối lộ bề trên (16/03/2019-22:23)
  • “Đánh nhau” với bê tông (13/03/2019-22:02)
  • Lắng nghe và tham gia có trách nhiệm (12/03/2019-21:41)
  • Tháng thanh niên và việc cần làm (10/03/2019-18:55)
  • Thay cho lời khen, là việc làm (07/03/2019-21:18)
  • “Cởi trói” cho đất (06/03/2019-10:49)