Thứ năm, ngày 16/05/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Tin tức - Sự kiện
Gần 30 phóng viên, BTV được trang bị thêm kỹ năng truyền thông hiệu quả về rác thải nhựa (24/04/2019-11:01)
    Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên (WWF) tổ chức khóa tập huấn: “Nâng cao nghiệp vụ báo chí với chủ đề Môi trường- Rác thải nhựa” vào ngày 23/4 tại Hà Nội.
Quang cảnh buổi tập huấn. Ảnh: PV

Khóa tập huấn có sự tham gia của gần 30 phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội; các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và truyền thông.

Tại khóa tập huấn, các chuyên gia về môi trường đã cung cấp cho các học viên tình trạng rác thải nhựa ở Việt Nam và thế giới; Tác động của rác thải nhựa đối với môi trường - động vật - con người; chia sẻ những hiểu biết về rác thải nhựa và giải đáp các câu hỏi của phóng viên. Qua đó, các phóng viên, biên tập viên sẽ có thêm  kiến thức, kinh nghiệm truyền thông hiệu quả về rác thải nhựa tới cộng đồng.

Với hàng triệu tấn rác nhựa được thải ra các đại dương, môi trường sống của sinh vật biển đã bị hủy hoại trầm trọng. Ảnh: TL
Với hàng triệu tấn rác nhựa được thải ra các đại dương, môi trường sống của sinh
vật biển đã bị hủy hoại trầm trọng. Ảnh: TL

Về nghiệp vụ báo chí, khóa tập huấn cũng cung cấp thêm kỹ năng kiểm chứng thông tin; nghiệp vụ viết báo khoa học và cách kể chuyện trên mạng xã hội và Internet về chủ đề môi trường.

Ngày 24/4 các học viên của khóa tập huấn sẽ tham quan, tác nghiệp tại Khu liên hợp xử lý rác thải Tràng Cát, Khu liên hợp xử lý rác thải Tràng Cát, quận Hải An, Thành phố Hải Phòng và triển khai nghiệp vụ tại Hợp tác xã phân loại, xử lý rác tại Thành phố Hải Phòng.

Việt Nam được nhận định là 1 trong 5 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất, với khoảng 1,8 triệu tấn ra môi trường mỗi năm. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người cũng tăng nhanh chóng từ 3,8kg/năm/người năm 1990 lên 41kg/năm/người vào năm 2015. Đáng nói, việc nhập khẩu phế liệu nhựa vẫn tăng theo cấp số nhân, năm 2016 là 18,548 tấn, năm 2017 là 90,839 tấn và 9 tháng năm 2018 là 175.000 tấn.

Thống kê của Bộ TN&MT cho thấy, chỉ tính riêng 2 TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mỗi ngày đã thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon. Riêng Hà Nội, thải ra 4.000 - 5.000 tấn rác mỗi ngày, trong đó rác thải nilon chiếm 7 - 8%.

Đáng nói, lượng chất thải nhựa và túi nilon cả nước chiếm khoảng 8 - 12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Hậu quả là rác thải nhựa và nilon phát sinh không ngừng, có mặt ở khắp nơi, gây ra thảm họa mà các nhà khoa học gọi là "ô nhiễm trắng".

Theo P.V/Báo Nhà báo & Công luận

 

Các tin khác:
  • 1668 tác phẩm đủ điều kiện tham dự Giải báo chí Quốc gia lần thứ XIII (23/04/2019-8:41)
  • Đời sống xã hội và báo chí đang đặt ra những đòi hỏi cấp bách (22/04/2019-15:38)
  • Phó Thủ tướng nói về vấn đề sống còn của báo chí hiện đại (19/04/2019-15:20)
  • Dư vị Tháng 4 tạc vào lịch sử báo chí Việt Nam! (19/04/2019-15:19)
  • UBND tỉnh họp báo thường kỳ quý I, năm 2019 và Thông tin về các hoạt động Kỷ niệm “990 năm Thanh Hóa” (18/04/2019-22:41)
  • Hoang mang với bạo lực Học đường hay với Truyền thông Báo chí? (18/04/2019-9:08)
  • Khát vọng đưa Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng (18/04/2019-9:06)
  • Công an Thanh Hóa phát động sáng tác viết về đề tài an ninh, trật tự với chủ đề “Tiếp bước anh hùng” (17/04/2019-20:10)
  • Đổi tội danh, cựu phóng viên ra giá 700 triệu để (17/04/2019-10:49)
  • Quy hoạch báo chí vì một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại hơn (11/04/2019-21:56)