Thứ hai, ngày 29/04/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Tăng sức “đề kháng” chống lại căn bệnh phản cảm (20/10/2019-18:51)
    (NLBTH) - Cuộc sống ngày càng xuất hiện nhiều hơn những hình ảnh phản cảm. Đơn giản đó chỉ là sự cao hứng và thiếu suy nghĩ nhất thời như những người vi phạm giải thích, hay còn bởi những lý do khác?
Hình ảnh minh họa, từ internet

Sự phản cảm được nhận diện thông qua việc ăn mặc hở hang, thậm chí lõa thể dưới vỏ bọc của thông điệp thoát y để gần gũi với thiên nhiên nhằm bảo kêu gọi bảo vệ môi trường. Sự việc không chỉ dừng lại ở người nổi tiếng, mà đã lây lan sang cả những người dân bình thường, thậm chí với một số nam nhân.

Đáng chê trách là tình trạng này lại thường diễn ra ở di tích, danh thắng, người khỏa thân cố tình núp mình trong sen để khoe thân xác. Đó chính là sự xúc phạm đối với một loài hoa tinh khiết, được xem là quốc hoa, biểu tượng sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt.

Ở một số nước vẫn bắt gặp người tắm biển khỏa thân, nhưng lại là chuyện hoàn toàn khác, nó diễn ra trong một bãi biển riêng, có biển thông báo, người tắm không được đi ra khỏi khu vực quy định.

Đây là một hoạt động tư do nhưng trong khuôn khổ, không thể đem so sánh và học đòi, tùy tiện làm theo ở một đất nước văn hóa Á đông như Việt Nam

Mượn danh bảo vệ môi trường xét cho cùng chính là sự ngụy tạo hành vi nhằm phục vụ cho lối sống đua đòi và thực dụng. Tiếp diễn tình trạng này thậm chí còn làm môi trường sống thêm vấy bẩn, lo âu nhiều hơn.

Ở một số nước hành vi này có thể bị phạt tù đến 90 ngày, trong khi chúng ta lại đang thiếu vắng chế tài để xử lý.

Trước đây hành vi không mặc áo, quần ở nơi công cộng bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm nếp sống văn minh theo quy định tại Nghị định số 73/2010/NĐ-CP với hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng. Tuy nhiên từ khi Nghị định 167/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định 73/2010/NĐ-CP, thì đã bãi bỏ quy định xử phạt này.

Đây là khoảng trống pháp lý khiến cho các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi của mình. Đáng nói và lo lắng hơn là hành vi này lại đang nhận được sự cổ vũ của một bộ phận cư dân mạng bằng cách tán dương, chia sẻ hình ảnh...  

Trong khi chờ bổ sung các quy định mới để pháp luật hoàn thiện hơn, “kháng sinh” được đề xuất để tấn công lại thứ “vius” nguy hiểm này chính là sự đấu tranh lên án mạnh mẽ hơn nữa của dự luận xã hội.

Cùng với đó các nhà trường, hội, đoàn, gia đình, dòng họ... cần tăng cường các hình thức giáo dục đạo đức, lối sống, ứng xử, đề cao cái đẹp, các giá trị truyền thống để tác động đến từng cá nhân nhằm làm thay đổi hành vi của họ.

Một khi công luận lên tiếng mạnh mẽ, không tán dương, chia sẻ, chắc chắn sẽ tạo ra sức ép khiến các đối tượng này bị cô lập, mục đích của họ không được thực hiện sẽ tiến tới từ bỏ việc làm phản cảm.

Lam Vũ

 

 

Các tin khác:
  • Quê nhà tôi ơi... (19/10/2019-21:27)
  • Chờ hình ảnh tươi mới với sức sống lâu bền (18/10/2019-23:15)
  • Chuẩn hồ sơ và chuẩn để làm việc (16/10/2019-14:39)
  • Liên kết để nâng tầm nông sản (15/10/2019-14:55)
  • Đồng bộ giải pháp đấu tranh với cát tặc (13/10/2019-21:46)
  • Doanh nhân và niềm tin (12/10/2019-10:10)
  • Tập trung cho chặng đường nước rút (07/10/2019-18:57)
  • Đồng bộ hạ tầng, nâng cao ý thức chữa cháy (04/10/2019-10:31)
  • Con người và con đường (30/09/2019-11:42)
  • Nỗi lo mất cân bằng sinh thái (30/09/2019-11:39)