Thứ năm, ngày 28/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Đời sống xã hội
Tăng tuổi nghỉ hưu: Già néo thì đứt dây (22/10/2019-09:53)
    Khi sửa đổi thì luật chỉ nên áp dụng với những trường hợp đóng BHXH bắt đầu tại thời điểm ban hành.
Quyền lợi của người tham gia BHXH phải được áp dụng luật tại thời điểm ban hành

Trình bày quan điểm về tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động (NLĐ), ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị giữ tuổi nghỉ hưu như hiện tại, vì đa số công nhân (CN) là lao động chân tay. Đặc biệt, đối với lao động nữ trong các ngành cạo mủ cao su, dệt may, da giày, thủy sản, hầm lò..., rất nhiều người không thể nào làm đến 60 tuổi để có được sổ hưu. Việc tăng tuổi nghỉ hưu buộc họ chọn cách nhận BHXH một lần, dù vẫn khao khát được hưởng hưu khi hết tuổi lao động. "Tôi đề nghị vẫn giữ nguyên quy định về tuổi nghỉ hưu như hiện nay (55 với nữ, 60 với nam) và thực hiện đúng quy định tại khoản 3 điều 187 Bộ Luật Lao động hiện hành, chỉ tăng tuổi nghỉ hưu cao hơn không quá 5 năm đối với NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác"- ông Đặng Ngọc Tùng, bày tỏ.

Gởi ý kiến đến Báo Người Lao Động, bạn đọc Hoàng Thiên An, bày tỏ tâm đắc với ý kiến này. "Ông Đặng Ngọc Tùng đã nói lên nỗi niềm của hầu hết 90% NLĐ. Thực tế đã chứng minh không có gì là vĩnh cửu tuy nhiên luật không thể thay đổi nay nắng mai mưa. Nếu có sửa đổi luật thì cần có lộ trình 15 năm hay 20 năm, như thế mới thể hiện sự khoa học. Mặt khác khi sửa đổi thì luật chỉ áp dụng với những trường hợp đóng bảo hiểm bắt đầu tại thời điểm ban hành. Còn những trường hợp đã đóng bảo hiểm trước thời điểm ban hành thì giữ nguyên như cũ, thể hiện việc tôn trọng quá khứ lịch sử đã thống nhất ký kết áp dụng với NLĐ. Đồng quan điểm, bạn đọc Nguyễn Văn Sơn đề xuất chỉ tăng tuổi hưu cho những người tham gia BHXH sau thời điểm ban hành luật. "Những người đã tham gia BHXH trước thời điểm ban hành luật phải được giữ nguyên tuổi nghỉ hưu. Quyền lợi của người tham gia BHXH phải được áp dụng luật tại thời điểm đó" - bạn đọc này, góp ý. Một bạn đọc tên Nghĩa, chua chát tự hỏi: "Không biết sống qua cái tuổi nghỉ hưu để được lãnh BHXH không nữa".

Tăng tuổi nghỉ hưu: Già néo thì đứt dây - Ảnh 2.

Bạn đọc Cao Xuân Vinh, gay gắt: "Tôi rất đồng tình với việc không tăng tuổi nghỉ hưu, nhất là trong giai đoạn này khi người trẻ không có việc làm mà người lớn tuổi do tuổi cao muốn được nghỉ ngơi muốn được nghỉ hưu sớm, cụ thể rất nhiều người xin nghỉ hưu trước tuổi. Nếu giảm tuổi nghỉ hưu cho nam khoảng 2 - 3 tuổi nam nghỉ hưu ở tuổi 57, 58 tuổi thì hợp lý. Ở một góc nhín khác, bạn đọc Tạ Đình Úy, cho rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu cần tính đến nhiều yếu tố, bởi công chức, viên chức và NLĐ nước ta không thể so sánh với các nước. Ở độ tuổi 55 (nữ), 60 (nam),  cán bộ, công chức, viên chức bộc lộ han chế về tư duy và hiệu quả công tác. Trong khi đó, thế hệ trẻ đang dồi dào, có hoài bão và trí tuệ, muốn đóng góp cho xã hội .Chúng tôi cũng như các bạn trẻ và người lao động đề xuất quốc hội quan tâm thấu hiểu...", bạn đọc này bày tỏ. 

Một bạn đọc giấu tên, góp ý: "Nếu tăng tuổi hưu thì nữ qua 55 tuổi, nam qua 60 tuổi bắt buộc không được làm lãnh đạo nữa". Bạn đọc Lê Lưu, bộc bạch: "Đặt người soạn luật trong môi trường làm việc của doanh nghiệp kinh doanh như nhà máy sản xuất xi măng chẳng hạn, chỉ cần vài giờ đồng hồ thôi thì họ mới hiểu được NLĐ làm việc như thế nào".

Theo An Chi/ Người lao động

 


 

Các tin khác:
  • Lương cơ sở có thể tăng lên 1,6 triệu/tháng vào năm 2020 (21/10/2019-9:12)
  • 5 thay đổi cần lưu ý trong chính sách BHXH từ năm 2020 (18/10/2019-15:00)
  • Người điều khiển phương tiện giao thông sẽ phải có nồng độ cồn bằng 0 (17/10/2019-15:01)
  • Thủ đoạn tinh vi của tội phạm công nghệ cao (09/10/2019-8:36)
  • Hướng dẫn nhiều nội dung trong lĩnh vực khám chữa bệnh BHYT (08/10/2019-15:45)
  • Cấm sử dụng điện thoại khi lái ô tô: Muộn còn hơn không (30/09/2019-8:58)
  • Cảnh báo “tiền mất tật mang” khi vay tiền qua mạng (30/09/2019-8:56)
  • Cần luật hóa và có chế tài với nạn “chạy chức, chạy quyền“ (27/09/2019-7:48)
  • Nạn mạo danh “phóng sự truyền hình” trục lợi người bệnh (27/09/2019-7:46)
  • Cảnh giác với quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (24/09/2019-18:25)