Thứ hai, ngày 25/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Cân nhắc để lựa chọn đúng (12/02/2020-22:57)
    (NLBTH) - Sức khỏe học sinh đang là vấn đề được hết sức quan tâm ở thời điểm này. Khi nhiều gia đình khắc phục khó khăn để con em được ở nhà phòng tránh virus nCoV, thì nhiều gia đình lại chưa chấp hành nghiêm quy định cho học sinh nghi học.
Hình ảnh chỉ có tính minh họa, từ internet

Theo Bộ GD&ĐT, trong trường hợp thời gian nghỉ học kéo dài Bộ sẽ hướng dẫn tổ chức cho học sinh học bù, đồng thời điều chỉnh thời gian kết thúc năm học muộn hơn mọi năm. Các kỳ thi quốc gia cũng có thể lùi lại cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện. Thời gian dạy học thực tế hiện nay đã được bố trí 2 tuần lễ dự phòng cho các tình huống nghỉ học do thiên tai, dịch bệnh. Hiệu trưởng các trường phổ thông có thể chủ động tổ chức cho học sinh học bù vào các ngày nghỉ hoặc thời gian học của buổi hai nhằm đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức cho các em.

Dù là vậy nhưng trong khoảng mười ngày qua, khi mà tỉnh Thanh Hóa cho học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch nCoV, nhiều phụ huynh vẫn thể hiện sự sốt ruột thái quá, thậm chí phớt lờ, bất chấp sự nguy hiểm của dịch bệnh, muốn chạy đua với thời gian để nâng cao kiến thức cho con em mình.

Bên cạnh nhiều giáo viên chấp hành nghiêm quy định nghỉ học từ cơ quan quản lý giáo dục để phòng, chống dịch bệnh nCoV, vẫn còn có những giáo viên thể hiện tâm lý sốt ruột cùng phụ huynh học sinh, nên đã tổ chức dạy thêm tại nhà mà ít có biện pháp phòng tránh lây nhiễm.

Có giáo viên còn lý giải rằng trong công văn cho phép học sinh nghỉ học không quy định việc nghỉ học tại nhà, nên họ không vi phạm. Hơn nữa đây cũng là cách thể hiện sự chia sẻ với lo lắng của phụ huynh học sinh hiện nay.

Với lý lẽ ấy, theo ghi nhận trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có nột số giáo viên đã tổ chức dạy thêm số đông tại nhà ngay từ đầu tuần thứ hai nghỉ học.

Trong khi cả hệ thống chính trị đang vào cuộc một cách quyết liệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Đặc biệt, trong 2 lĩnh vực y tế và giáo dục, cơ quan quản lý Nhà nước đã chuẩn bị kịch bản nhằm ứng phó với tình huống xấu nhất khi dịch bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài, nhưng vẫn còn phụ huynh học sinh thể hiện sự thiếu tin tưởng, nôn nóng cực đoan, không chú ý đến sức khỏe của các em.

Bằng tất cả sự lo lắng nhằm trang bị kiến thức cho các em, nhất là sự chạy đua với thời gian để trang bị kiến thức cho học sinh cuối cấp, đòi hỏi cần sự khẩn trương. Đó là một nhu cầu chính đáng, nhưng trên hết vẫn phải là một sự chấp hành nghiêm các quy định về công tác phòng, chống dịch.

Quyền lợi của học sinh đã được cơ quan chức năng đảm bảo bằng những cam kết nghiêm túc, vậy nên phụ huynh hãy tập trung tốt nhất nguồn lực, sự quan tâm nhằm đảm bảo sức khỏe để các em có thể học tập lâu dài. Không vì quá lo lắng mà có những việc làm không phù hợp ảnh hưởng đến tình hình chung.

Tuệ Vũ

 

 

Các tin khác:
  • Phép thử cho quyết tâm chống dịch (12/02/2020-18:25)
  • Nhìn từ khoảng lặng của lễ hội (10/02/2020-09:51)
  • Không lo lắng cực đoan (08/02/2020-23:26)
  • Chủ động để chiến thắng (06/02/2020-10:20)
  • Một tín hiệu tích cực từ sự tham gia của người trẻ (04/02/2020-15:51)
  • Trách nhiệm trồng cây (02/02/2020-21:52)
  • Thay đổi để đáp ứng sự phát triển (31/01/2020-18:38)
  • Sử dụng đúng quyền hạn (21/01/2020-17:37)
  • Lại nỗi lo “giặc lửa” (19/01/2020-21:48)
  • Tăng cường kiểm soát giá thuốc (18/01/2020-21:52)