Chủ nhật, ngày 24/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Góc nhìn báo chí
Tắt ngọn đèn lãng phí trong đầu (27/03/2020-21:39)
    (NLBTH) - Giờ trái đất năm nay diễn ra từ 20 giờ 30 phút ngày 28/3 cùng nhau tắt thiết bị điện không cần thiết trong một giờ đồng hồ.

Một việc làm tưởng đơn giản, nhưng trên thực tế lại chưa bao giờ đơn giản cả sau 13 năm chúng ta hưởng ứng.

Theo Bộ Công thương, qua hoạt động này mỗi năm Việt Nam tiết kiệm được khoảng 500.000 KWh điện. Một con số đáng nói, nhưng nó hoàn toàn có thể lớn hơn thế nếu có sự vào cuộc tham gia một cách nghiêm túc của nhiều thành phần.

Trong sử dụng điện năng dù đã có những quy định mang tính pháp luật, nhưng về cơ bản vẫn là trên nguyên tắc tiêu dùng tự nguyện. Khách hàng trả tiền tương ứng với lượng điện năng tiêu hao, miễn là không vi phạm và gây ra lãng phí lớn.

Mà để tìm ra sự lãng phí không thể bằng cảm tính, phải cần đến công cụ đo đếm, thiết bị giám sát, nhận diện. Điều đó thì lại chưa cho phép cơ quan quản lý điện năng thực hiện vào thời điểm hiện tại.

Trong khi phần nhiều khách hàng thu nhập thấp dùng điện một cách dè xẻn, thì nhiều khách hàng là tập thể tâm thế tiêu dùng lại hoàn toàn khác: lãng phí, vô trách nhiệm. Ở phân khúc khách hàng có thu nhập cao thì việc tiêu dùng điện chưa bao giờ là câu chuyện khó xử cả. Một lượng điện lớn đang bị họ đốt cháy không quá cần thiết mỗi giờ.

Trong khi đó thực hiện “Giờ trái đất” cơ bản vẫn thực hiện trên nguyên tắc kêu gọi, khuyến nghị sử dụng, thực hiện đến đâu phụ thuộc vào nhận thức.

Chỉ trên một đoạn phố, một khu dân cư, có những gia đình nghiêm túc tắt điện, thắp nến hưởng ứng “Giờ trái đất”, thì ngay bên cạnh hệ thống đèn trang trí ở một số nhà dân, cơ sở kinh doanh vẫn rực sáng như không hề có vấn đề gì đang diễn ra.

Mục đích tiêu dùng là khác nhau, một khi chưa tạo được tiếng nói đồng thuận hướng tới mục tiêu chung, thì chúng ta còn phải chứng kiến sự khác biệt.

Sẽ rất khó để nhận được sự hưởng ứng đầy đủ và nghiêm túc từ cộng đồng nếu chỉ thông qua vận động. Nhưng thay cho sự nghiêm khắc của quy định mang tính pháp luật thường dẫn đến sự đối phó, sự vận động bao giờ cũng làm thức dậy tính tự giác ở mỗi người tiêu dùng.

Xin đừng cho rằng chỉ một giờ tắt điện ngắn ngủi không đem lại nhiều ích lợi. Thay vào đó hãy biến động tác tắt thiết bị điện khi không cần thiết thành việc làm thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi từ ý thức mình.

Trái đất đang nóng hơn, điện năng thiệu hụt. Mỗi năm nước ta phải mua lượng điện khá lớn ừ nước ngoài. Sự tốn kém này có lỗi của mỗi hành vi thiếu ý thức.

Mong rằng thông qua việc tổ chức “Giờ trái đất” ý thức tiết kiệm điện năng góp phần giảm thiểu khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu sẽ trở thành nhu cầu tự thân ở mỗi người, chứ không chỉ dừng lại ở câu chuyện hiệu ứng của truyền thông tại thời điểm, sau khi kết thúc sự kiện đâu lại vào đấy.

Lam Vũ

 

Các tin khác:
  • Một cách tiếp cận đồng tiền trong mùa dịch bệnh (27/03/2020-9:07)
  • Đầu cơ đất đai: Bài học cũ, lo lắng mới (23/03/2020-4:35)
  • Khi đặt tay lên bàn phím (22/03/2020-21:08)
  • Con đường hạnh phúc (19/03/2020-20:49)
  • Sự hy sinh cần thiết (17/03/2020-21:07)
  • Việc làm nêu gương (16/03/2020-12:49)
  • Nghiêm túc với chữ nghĩa (15/03/2020-21:22)
  • Dịp cân nhắc, lựa chọn cán bộ (13/03/2020-17:38)
  • Chạy theo trào lưu (11/03/2020-13:46)
  • Không xem nhẹ kỷ cương (10/03/2020-16:26)