Thứ ba, ngày 08/07/2025
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Tin tức - Sự kiện
Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 15/2020: Thanh tra Văn hóa, Y tế sẽ có thêm thẩm quyền xử lý tin giả (17/05/2021-14:55)
    Đây là một trong những quy định được nêu ra tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, CNTT và giao dịch điện tử.

 Bộ TTTT lấy ý kiến nguời dân về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Bản dự thảo này hiện đang trong quá trình lấy ý kiến nhân dân trước khi được Bộ Thông tin & Truyền thông hoàn thiện và trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Theo dự thảo Nghị định sửa đổi, Điều 101 của Nghị định 15/2020 sẽ được đổi tên. Cụ thể, tên Điều 101 sẽ được sửa đổi, bổ sung thành: “Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội”.

goài ra, dự thảo cũng bổ sung thêm thẩm quyền lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính đối với các nội dung của Điều 101 cho một số đối tượng.

Theo đó: “Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Y tế, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chuyên ngành Y tế có quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020”.

Điều này cũng có nghĩa, Thanh tra lĩnh vực Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ được cấp thêm thẩm quyền xử lý các hành vi như chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Ngoài ra, lực lượng này cũng có thể xử phạt đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy,...

Các hành vi như quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm hay cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm cũng được quy định rõ tại Điều 101.

Những hành vi này có mức xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng. Người vi phạm cũng bị buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.

Trong trường hợp dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020 được thông qua, lực lượng thanh tra Y tế, Văn hóa sẽ được trao công cụ để chống lại các hành vi tung tin giả, tin sai sự thật trên mạng Internet.

Theo Nguyên Phong/Báo Nhà báo và Công luận

 

 

Các tin khác:
  • Chuyển đổi số cho giáo dục: Không phải “tương lai” mà là “hôm nay”! (14/05/2021-14:12)
  • Xử lý nghiêm người không đeo khẩu trang, kiên quyết đóng cửa cơ sở không bảo đảm an toàn (12/05/2021-18:20)
  • Thứ trưởng bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng là Chủ nhiệm Đề án tăng cường hiệu quả chống vi phạm trên Internet (12/05/2021-18:15)
  • 3 chữ "chìa khoá" của Thủ tướng Phạm Minh Chính với giáo dục (11/05/2021-15:31)
  • Tin đồn về ca dương tính SARS-CoV-2 tại BV Quân y 121 là không chính xác (10/05/2021-14:19)
  • Sáng 10/5, có thêm 78 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, nhiều nhất tại Bắc Ninh là 27 người (10/05/2021-14:11)
  • Thanh Hoá dừng một số dịch vụ không thiết yếu từ 0h ngày 7/5 (07/05/2021-17:23)
  • Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra công điện khẩn yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thanh Hóa (07/05/2021-17:14)
  • Chuyển trạng thái phòng chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công (06/05/2021-15:35)
  • Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công điện số 09 về phòng, chống dịch Covid-19, khuyến cáo người dân không đi đến các vùng có dịch (06/05/2021-13:19)