Thứ năm, ngày 28/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Phát huy vai trò cơ quan báo chí địa phương trong cuộc chiến chống Covid-19 (17/05/2021-15:14)
    Trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu, cùng với các cơ quan báo chí lớn của trung ương, nhiều cơ quan truyền thông báo chí ở các tỉnh, các huyện miền núi đã và đang phát huy vai trò là "vũ khí" sắc bén góp phần đẩy lùi đại dịch Covid -19.

 Nhà báo Nguyễn Thành Chung (phải) và đồng nghiệp tác nghiệp trong một buổi đêm. Ảnh: NVCC

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch trên thế giới, khu vực và ở trong nước đã có nhiều địa phương ghi nhận các ca nhiễm mới. Đồng hành cùng cuộc chiến chống dịch, nhiều nhà báo phóng viên ở cơ quan báo chí truyền thông địa phương đã và đang tác nghiệp trên các mặt trận chống dịch mỗi ngày.

Họ luôn tạo ra sản phẩm báo chí để kịp thời thông tin đến công chúng tình hình diễn biến dịch cũng như những câu chuyện, những tấm gương sáng trong cuộc chiến nguy hiểm này.

Khó khăn sẽ biến thành động lực khi người làm báo luôn có tư tưởng vững vàng 

Trong thời gian qua, Báo Nghệ An đã luôn thông tin kịp thời, bám sát diễn biến phòng chống dịch trên địa bàn, cập nhật hàng giờ tạo ra những sản phẩm tin, bài chất lượng cho bạn đọc, từ đó người dân đề cao cảnh giác, không hoang mang lo lắng.

Nhà báo Nguyễn Thành Chung – phụ trách mảng y tế (Báo Nghệ An) đã có mặt ở nhiều điểm nóng, vào một số vùng dịch, khu cách ly để có thông tin khách quan đa chiều và đặc biệt anh luôn đảm bảo an toàn cho bản thân trong mỗi chuyến đi.

Ngoài đồ bảo hộ, anh luôn chuẩn bị các thiết bị cho việc tác nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm ở các loại hình báo chí. Làm sao vừa có hình ảnh đẹp, video, tin tức sớm gửi về cơ quan một cách chính xác và nhanh nhất. Đối với anh, trong mùa dịch chiếc điện thoại với đầy pin luôn là thiết bị quan trọng nhất. Đó là lợi thế nhỏ gọn vừa chụp ảnh, quay phim, gõ tin, nhập bài ngay trên điện thoại.

Nhà báo Nguyễn Thành Chung (phải) phóng viên Báo Nghệ An tác nghiệp ở một khu vực cách ly. Ảnh: NVCC

Nhà báo Nguyễn Thành Chung (phải) phóng viên Báo Nghệ An tác nghiệp ở một khu vực cách ly. Ảnh: NVCC

Nghệ An là địa phương có diện tích rộng, công tác phòng, chống dịch được triển khai ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Tham gia tuyên truyền về các diễn biến các ca bệnh, F1, F2 có chiều hướng tăng ở nhiều nơi, báo Nghệ An đã tổ chức thêm nhiều phóng viên cùng tham gia tác nghiệp. Nhờ có hướng dẫn về phân công tác nghiệp cũng như kỹ năng làm việc nhóm, thông tin về dịch bệnh của báo được gửi tới bạn đọc được đa dạng khách quan, kịp thời, toàn diện đúng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.
Nhà báo Nguyễn Thành Chung chia sẻ: “Chúng tôi chia ra, phóng viên theo các ban chỉ đạo địa phương, theo lãnh đạo tỉnh, có phóng viên theo các lực lượng y tế trực tiếp chống dịch. Thậm chí có phóng viên đến khu vực khu cách ly để thông tin về tình hình phòng dịch ở khu vực này. Tôi may mắn trong hành trình này ban biên tập ở tòa soạn mọi người đều hỗ trợ tích cực cho mình, trước tiên là đồ phòng hộ, mỗi phóng viên đi tác nghiệp đều được trang bị đồ bảo hộ, nếu chúng tôi mua bên ngoài sẽ không đảm bảo chất lượng. Chúng tôi thường có cả nhóm tác nghiệp mùa dịch, mọi người đi nhiều địa phương tất cả đều được trang bị đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn nhất”.

 

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình tác nghiệp lấy thông tin hình ảnh trong mùa dịch, kèm theo là mùa nắng nóng kéo dài, anh Chung cho biết: “ Đối với tôi, công việc của người làm báo là luôn tìm tòi, từng trải, khó khăn sẽ biến thành động lực khi người làm báo luôn có tư tưởng vững vàng, xác định bước vào cuộc chiến là sẽ cam go”.

Dịch bệnh không báo trước, đặc biệt với các biến chủng mới của virus SARS- CoV-2 tạo ra những nguy cơ vô hình. Biết sự nguy hiểm đó, các nhà báo trên địa bàn tỉnh Nghệ An luôn tuân thủ theo khuyến cáo của ngành y tế. Bản thân mỗi nhà báo luôn chú trọng phòng bệnh quan trọng hơn tất cả, bước vào mỗi khu vực nhạy cảm, ngoài đủ đồ bảo hộ, bản thân mỗi người làm báo đều trang bị cho mình cả kiến thức phòng bệnh. Vì an toàn cho mình là cho gia đình và toàn xã hội.

Trong cuộc chiến chống dịch kéo dài này, người làm báo luôn có vững vàng tư tưởng khi lên đường, có mặt ở bất kỳ đâu để có những tác phẩm báo chí chất lượng nhất về phòng chống dịch bệnh gửi tới công chúng. Anh Nguyễn Thành Chung tâm sự: “Cơ quan cử chúng tôi đi công tác, ban lãnh đạo báo luôn dành sự quan tâm thường xuyên tới từng phóng viên, gọi điện, nhắn tin hỏi thăm động viên kịp thời. Thêm nữa tôi được gia đình luôn thông cảm thấu hiểu cho công việc của người làm báo, đó là thường xuyên xa nhà, lao vào khu vực nguy hiểm, kể cả dịch bệnh, thiên tai. Người phóng viên trong giai đoạn này cần xác định rõ là phục vụ nhu cầu tiếp cận thông tin của độc giả. Vì một tin bài mình đưa lên sẽ có giá trị tác động rất lớn cho công tác phòng, chống dịch cũng như đảm bảo sự bình yên và phát triển địa phương cũng như của đất nước”.

Chia sẻ động viên cùng lực lượng ở tuyến đầu chống dịch

Yên Bái là một trong những tỉnh đầu tiên phát hiện trường hợp người mắc COVID-19 trong đợt dịch này. Vào đêm 18/4, giữa lúc cả thế giới sửng sốt trước tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ, thì tại Yên Bái, thông tin 1 chuyên gia người Ấn Độ đang được cách ly tại địa phương này phát hiện mắc COVID-19 khiến dư luận lo ngại. Ngay lập tức, Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh đã triển khai các biện pháp cấp bách.

Ngoài sự quyết liệt và nỗ lực của các cấp chính quyền hay các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh thì hệ thống đài truyền thanh ở các huyện cũng tích cực vào cuộc, tuyên truyền đến từng thông báo để người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch.

Tại huyện huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện đã thường xuyên bám địa bàn, có nhiều hoạt động tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của huyện xuống tới xã để giúp bà con nắm rõ, hiểu hơn tình hình dịch bệnh.

Anh Thanh Tiến phóng viên Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trong lần tác nghiệp về hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid 19 trên địa bàn huyện. Ảnh: NVCC

Anh Thanh Tiến phóng viên Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trong lần tác nghiệp về hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid 19 trên địa bàn huyện. Ảnh: NVCC

Là phóng viên Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện anh Thanh Tiến liên tục có những tin bài phản ánh tình hình dịch bệnh, ngoài sản phẩm phát thanh ở huyện, một tuần trung bình có 2, 3 bản tin truyền hình gửi lên đài tỉnh. Vì huyện ít phóng viên, anh thường tác nghiệp độc lập, phải sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, tự quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn. Sau khi chụp ảnh quay phim xong tự dựng hình, biên tập làm tất cả các khâu.

Khi có ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên địa bàn huyện, Thanh Tiến đã đi cùng lãnh đạo huyện nắm bắt tình hình, ghi lại công tác chỉ đạo các biện pháp dập dịch. Anh Tiến cũng ghi lại tình hình ở trong khu vực đang phong tỏa, sự vào cuộc của lực lượng y tế, quân sự, công an, việc lập chốt phong tỏa, thực hiện khử khuẩn lấy mẫu xét nghiệm. Đây là ổ dịch tương đối phức tạp vì là một đám cưới, có nhiều người ở địa phương tham dự. Trong quá trình tác nghiệp ở đây anh luôn có đầy đủ đồ bảo hộ.

Đội ngũ phóng viên, nhà báo ở các địa phương luôn đồng hành, chia sẻ khó khăn với lực lượng y tế. Ảnh: Thanh Tiến

Đội ngũ phóng viên, nhà báo ở các địa phương luôn đồng hành, chia sẻ khó khăn với lực lượng y tế. Ảnh: Thanh Tiến

Một ca bệnh mới xuất hiện, mọi sự chú ý của người dân đều dồn về huyện để mong ngóng thông tin mới, biết được điều đó Thanh Tiến ghi nhận xong công việc thì cũng vào quá buổi trưa, ăn tạm chiếc bánh mì anh phi xe về đài huyện “đổ” file dữ liệu lên máy tính để dựng hình gửi lên Đài PTTH tỉnh.

Phóng viên Thanh Tiến chia sẻ: “Tôi biết lúc đó thông tin về dịch bệnh làm xôn xao cả trong và ngoài tỉnh, mọi người đều rất quan tâm, ổ dịch lại là một đám cưới. Tất cả đều mong chờ những tin tức từ đây. Để cập nhật thêm thông tin cho bà con hôm sau tôi có mặc đồ bảo hộ để vào trong khu cách ly, tìm hiểu về đời sống người dân, quá trình ghi hình tôi cố gắng không tiếp xúc với đồ đạc, hay dụng cụ gì trong đó. Giữ khoảng cách với mọi người, khẩu trang, gang tay mỗi khi ra vào khu vực cách ly đều được thay liên tục, máy quay cũng được khử khuẩn”.

Có thể nói đằng sau những thước phim, những bản tin truyền đi trên làn sóng phát thanh, những người phóng viên ở địa bàn cơ sở đã không quản ngại vất vả, khó khăn sẵn sàng lên đường ngay khi được phân công. Dù công tác ở đài huyện, phạm vi không lớn và mặc dù còn nhiều thiếu thốn nhưng phóng viên Thanh Tiến vẫn luôn say nghề, đam mê. Ở những sự kiện lớn của huyện, anh luôn cảm thấy may mắn khi có mặt ở đó, cố gắng làm sao ghi được hình ảnh đẹp, lấy được đầy đủ thông tin để đưa lên công chúng với mong muốn góp phần chia sẻ động viên cùng lực lượng ở tuyến đầu chống dịch, tất cả để sớm chiến thắng dịch bệnh.

Theo Lê Tâm/Báo Nhà báo và Công luận

 

Các tin khác:
  • Phóng viên trên mặt trận tuyên truyền chống dịch: Khi nhiệt huyết, quyết tâm song hành cùng trách nhiệm (14/05/2021-14:20)
  • Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Điện tử Dân Việt: (10/05/2021-14:05)
  • Làm báo cho thiếu nhi - đồng hành nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ (10/05/2021-14:00)
  • Nhà văn Nguyễn Uyển: Một tấm lòng chan chứa nghĩa tình (07/05/2021-17:08)
  • Ông Trần Văn Mạnh được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Tạp chí Ngày Nay (05/05/2021-19:34)
  • Nhà báo Phạm Yên và kỷ niệm tác nghiệp không quên với Trường Sa ngày ấy (05/05/2021-19:30)
  • Nhà báo Huy Lê - Trưởng CQTT TTXVN tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ): Trách nhiệm và niềm đam mê giúp tôi vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, sợ hãi bởi dịch bệnh (04/05/2021-11:06)
  • Tuyên truyền đậm nét về giá trị to lớn của kỹ năng lao động trong sự phát triển kinh tế xã hội (29/04/2021-12:41)
  • Phát động Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay vì an toàn giao thông” trên mạng xã hội VCNet (29/04/2021-12:36)
  • Trần Mai Hạnh, người "đi qua số phận" với những điều chưa từng hé lộ. Bài 2: Những tai họa khôn lường và câu chuyện về chiếc balo thấm máu đồng đội (28/04/2021-13:11)