Thứ năm, ngày 28/11/2024
Email: nguoilambaothanhhoa@gmail.com
Trang chủ Tin tức - Sự kiệnĐời sống xã hộiGóc nhìn báo chíNhà báo đi và viếtNghề báoVăn hóa - Thể thao
Nghề báo
Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển báo in, báo điện tử đối ngoại quốc gia (02/06/2021-11:32)
    Thông tấn xã Việt Nam được tiếp tục thực hiện Đề án phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia theo Quyết định số 1669/QĐ-TTg trong năm 2021.

 TTXVN sẽ phát triển thêm các ngữ mới trên báo chí đối ngoại quốc gia. Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Thông tấn xã Việt Nam về việc tiếp tục thực hiện "Đề án phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam" theo Quyết định số 1669/QĐ-TTg ngày 31/10/20217 của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2021.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thông tấn xã Việt Nam khẩn trương hoàn thiện Đề án chi tiết giai đoạn 2022 - 2030, trong đó lưu ý bảo đảm hiệu quả; đúng quy định pháp luật; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thông tin đối ngoại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo Quyết định số 1669/QĐ-TTg ngày 31/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu từ năm 2020 đến năm 2030, Thông tấn xã Việt Nam phát triển thêm các ngữ mới: Tiếng Pháp, tiếng Khmer và tiếng Nga trên Báo ảnh Việt Nam (bản in); tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc và tiếng Đức trên báo điện tử VietnamPlus.

Các báo in cơ bản chuyển sang phát hành dưới dạng điện tử (e-paper), tiếp tục đẩy mạnh các trang thông tin điện tử. Mở rộng địa bàn truy cập của các báo đến các khu vực trọng điểm trên thế giới, các nước lớn với lượng truy cập tăng cao hơn giai đoạn trước.

Để đạt được mục tiêu trên, giải pháp đặt ra là Thông tấn xã Việt Nam phải nâng cao số lượng và chất lượng thông tin đối ngoại, thông tin kịp thời, có sức thuyết phục về tình hình đất nước và con người Việt Nam.

Bên cạnh đó, xây dựng và tăng cường số lượng, chất lượng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề phù hợp với đặc thù của từng địa bàn, nhu cầu của từng nước và theo lĩnh vực để thu hút độc giả; tăng cường sử dụng chuyên gia nước ngoài có chuyên môn, trình độ ngôn ngữ báo chí để nâng cao chất lượng biên tập, biên dịch và tăng lượng thông tin đối ngoại viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài để phù hợp văn phong, ngôn ngữ và hấp dẫn độc giả; tăng cường sản xuất các sản phẩm thông tin đa phương tiện theo xu hướng báo chí mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ số, bao gồm cả cung cấp thông tin lên các trang mạng xã hội để thu hút độc giả.

Theo PV/Báo NB & CL

 

Các tin khác:
  • Thực thi Nghị định 38/2021/NĐ-CP - kinh tế báo chí có gặp khó? Bài 2: Chuyên gia Nguyễn Đình Thành: Có thể ảnh hưởng tới sức mạnh quốc gia trong lĩnh vực báo chí truyền thông (01/06/2021-8:56)
  • Thực thi Nghị định 38/2021/NĐ-CP -Kinh tế báo chí có gặp khó? Bài 1: Phó Tổng biên tập báo Giao thông Nguyễn Nga: Quảng cáo 1,5 giây, báo điện tử bị giảm nguồn thu rất lớn (01/06/2021-8:47)
  • Xử lý các kênh livestream,video clip, group chat đưa nội dung vi phạm pháp luật (31/05/2021-10:52)
  • Phóng viên tác nghiệp bầu cử: Bài 3: Tác nghiệp bầu cử ở Trường Sa là vinh dự và hạnh phúc lớn lao của người làm báo (28/05/2021-14:43)
  • Phóng viên tác nghiệp bầu cử: Bài 2: Phối hợp nhịp nhàng và hiệp đồng tác chiến (28/05/2021-14:38)
  • Bài1: Nhà báo Nguyễn Thắng -TTXVN: Không sót vấn đề, không trùng lặp nội dung và luôn bám sát chỉ đạo trong bầu cử (28/05/2021-14:35)
  • Nhà báo tác nghiệp ở tâm dịch Covid-19: Nhân lên những điều tốt đẹp (27/05/2021-16:17)
  • Tích cực hưởng ứng giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2021 (27/05/2021-8:53)
  • Tiếp tục nhận các tác phẩm dự thi Giải báo chí toàn quốc đấu tranh phòng, chống tham nhũng (27/05/2021-8:48)
  • Đại tá, NSƯT Nguyễn Quang Vinh: “Làm nghề bằng con mắt của khán giả” (26/05/2021-8:26)